Ngày 19-5 (tức 15-4 Kỷ Hợi), tại Tổ đình chùa Từ Đàm, TP Huế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên - Huế long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2019 - Phật lịch 2563.


 Đại lễ Phật đản năm 2019 cử hành tại Tổ đình chùa Từ Đàm - TP Huế

Tại buổi lễ, toàn thể chư tôn hoà thượng, thượng toạ, ni trưởng, ni sư, đại đức, tăng ni và đông đảo cư sĩ, bà con Phật tử đã nghe tuyên đọc Thông điệp của Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) gửi các tăng ni, cư sĩ phật tử nhân Ðại lễ Phật đản, PL 2563 năm 2019; diễn văn Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Trong không khí trang nghiêm thanh tịnh, trầm hương tỏa ngát, ba hồi chuông trống bát nhã được cử hành, Hòa thượng Thích Huệ Ấn, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã niệm hương bạch Phật, toàn thể chư tôn thiền đức tăng - ni và quý đạo tràng Phật tử đồng xướng lễ danh hiệu Đức Bổn sư, đồng tụng bài Khánh đản nguyện cầu Tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

* Tối 19-5(Rằm tháng Tư), gần 1.000 tăng ni, Phật tử thuộc Ban Trị sự GHPG tỉnh và đồng bào Phật tử ở các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức diễu hành hoa trên các tuyến phố chính thuộc khu vực bờ nam sông Hương, TP Huế. Đoàn xe gồm 32 xe hoa (tượng trưng cho 32 tướng tốt của Đức Phật) rực rỡ màu sắc, cờ Tổ quốc và đại kỳ ngũ sắc của Phật giáo đi qua các tuyến phố, làm cho đêm Phật đản tại Huế trở nên lung linh. Hàng vạn bà con Phật tử và nhân dân trong tỉnh đã đổ ra đường cùng chung vui đón mừng ngày Đức Phật đản sanh, mừng quê hương, đất nước ngày mỗi văn minh giàu đẹp.

* Trước đó, vào chiều tối 18-5(14 tháng Tư), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ tắm Phật (Mộc dục) ở chùa Diệu Đế và trang nghiêm cử hành lễ rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự lên Tổ đình Từ Đàm, nguyện cầu Tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Lễ rước Phật bằng đoàn xe hoa rực rỡ và đoàn tăng ni, phật tử đi bộ với hàng nghìn người mang cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, kiệu rước Phật, kiệu hoa sen... mang đậm nét văn hóa đặc trưng của Phật giáo Huế trong mùa Phật đản.


 Nghi thức Lễ tắm Phật tại chùa Diệu Đế - Huế.

Cũng trong ngày Phật đản, tăng ni, phật tử tại gần 600 niệm phật đường, tự viện, tịnh xá, thinh thất, tu viện... cùng hơn 970 nghìn đồng bào Phật tử ở Thừa Thiên - Huế đã hân hoan, vân tập về lễ đài chính của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để dự Đại lễ Phật đản 2019 - PL 2563, thể hiện tâm nguyện của toàn thể tăng, ni Phật tử dâng lên cúng dường ngày Đản sanh của Đức Từ phụ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật trong niềm vui quê hương ngày mỗi đổi mới, đồng bào luôn sống "tốt đời, đẹp đạo".

Đại lễ Phật đản PL 2563 - năm 2019 tại Thừa Thiên - Huế được diễn ra trang nghiêm với nhiều chương trình hoạt động Phật sự phong phú, ý nghĩa, tạo ấn tượng tốt đẹp, sâu lắng trong lòng người quy ngưỡng, mến mộ. Tất các chương trình hoạt động trong Đại lễ Phật đản PL 2563 tại Huế như: lễ thắp sáng bảy đoá sen hồng trên sông Hương, triển lãm, văn nghệ, diễu hành xe hoa và thuyền hoa, phóng sanh đăng; trang hoàng đường phố, thuyết giảng và các hoạt động từ thiện xã hội… đã thể hiện sự tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, hữu nghị của đạo Phật; phát huy tinh thần đồng hành cùng dân tộc trong ý nghĩa hộ quốc an dân muôn đời của Phật giáo Huế.

 TheoNhanDan

 

Các tin khác


Đại lễ kính mừng Đức Phật đản sinh

(HBĐT) - Ngày 16/5, tại chùa Hòa Bình Phật Quang, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại lễ kính mừng Đức Phật đản sinh (Vesak) Phật lịch 2563- dương lịch 2019. Đến dự, có đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBMTQ tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và thành phố Hòa Bình và gần 2.000 tăng ni, phật tử trong tỉnh.

Bài 2: Sự hồi sinh của các di tích trên địa bàn huyện Tân Lac

(HBĐT) - Trước thực trạng nhiều di tích trên địa bàn huyện chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã chủ động, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Từ đó, các di tích từng ngày hồi sinh, trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Bài 1: Những khó khăn trong quản lý di tích tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 6 di tích quốc gia(di tích khảo cổ và di tích thắng cảnh), 4 di tích cấp tỉnh(di tích lịch sử-văn hóa, di tích thắng cảnh) và nhiều điểm di tích đang được UBND tỉnh kiểm kê. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý, gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích ở một số địa phương còn hạn chế. Đặc biệt, công tác quản lý di tích chưa chặt chẽ, đồng bộ. Chính quyền địa phương còn buông lỏng để tư nhân quản lý dẫn đến một thực tế đáng buồn là một số di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng.

Hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sỹ tham gia giao lưu văn hóa Việt Nam-Lào

Chương trình tổ chức nhằm góp phần tăng cường và nâng cao sự hiểu biết, tình đoàn kết, hữu nghị và giao lưu văn hóa giữa các các tỉnh vùng biên giới Việt Nam-Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Huyện Tân Lạc:Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) -  Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tại các xã, thị trấn đã vận động phụ nữ, thanh niên và những người đam mê văn hóa Mường thành lập đội văn nghệ của xã, của xóm. Mọi người cùng đóng góp kinh phí để tập luyện, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục