Tháng 10 tới, không hẹn mà nàng Kiều của đại thi hào Nguyễn Du sẽ trình diện khán giả TP.HCM và Hà Nội một phong cách mới mẻ trong ba dự án sân khấu.


Nàng Kiều từng lên sàn diễn trong vở kịch thơ Kiều của Nhà hát Kịch VN - Ảnh: GIA TIẾN

Đó là vở diễn Kiếp hồng nhan của sân khấu phương Nam, kịch rối của sân khấu phía Bắc và dự án dựng lại Truyện Kiều do Viện Goethe và Nhà hát TuổiTrẻ thực hiện.

"Tôi đọc tác phẩm Truyện Kiều nhiều lần, mỗi lần đọc lại thấy có những điều mới mẻ. Tôi thích nhân vật Kiều vì cô hết sức mạnh mẽ" - Đạo diễn Trần Lực

4 đạo diễn dựng 4 lát cắt về Kiều

Với dự án do Viện Goethe của Đức hỗ trợ, chương trình sẽ ra mắt công chúng trong ba đêm diễn 12 và 13-10 tại Hà Nội và 19-10 tại TP.HCM.

Theo đó, có đến bốn đạo diễn sẽ dàn dựng tác phẩm từ Truyện Kiều, mỗi tác phẩm có thời lượng 20-25 phút. Bốn đạo diễn gồm: đạo diễn Như Lai (Nhà hát Tuổi Trẻ), đạo diễn Trần Lực (đoàn kịch xã hội hóa LucTeam), đạo diễn Lê Quốc Nam (sân khấu kịch Hồng Vân) và nữ đạo diễn người Đức Amélie Niermeyer.

NSƯT Sĩ Tiến - phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, người được phân công phụ trách dự án này - cho biết: "Viện Goethe và nhà hát chúng tôi từng hợp tác để dàn dựng các vở diễn như Vòng phấn Kavkaz, Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Lần này, viện đã tin tưởng hợp tác với chúng tôi để thực hiện dự án này. Truyện Kiều đã được dịch sang tiếng Đức, họ đọc và thấy được giá trị văn học, ý nghĩa mang tầm nhân loại của tác phẩm về tình - tiền, chữ tài, chữ hiếu, thân phận người phụ nữ... Vì vậy với dự án này, họ mong muốn các đạo diễn tìm hiểu tác phẩm và mỗi người dựng nên những lát cắt về thân phận người phụ nữ theo cách nhìn hiện đại".

Đạo diễn Như Lai từng hỗ trợ đạo diễn - NSND Anh Tú màn dựng hình thể trong vở kịch thơ Kiều của Nhà hát Kịch VN, cũng từng diễn trong vở Nguyễn Du với Kiều do NSND Lan Hương dàn dựng. Tuy nhiên, khi được mời dựng Kiều chỉ 20-25 phút mà vẫn đảm bảo hấp dẫn và nổi bật tinh thần hiện đại, anh cho rằng đây là một thử thách, một bài toán để các đạo diễn phải suy nghĩ nhiều.

"Tôi có nhờ tác giả Thu Phương trong Sài Gòn chấp bút kịch bản cho mình với bốn chủ đề chính: định mệnh, tình yêu, thân phận và tự do. Dự kiến có khoảng 10 diễn viên tham gia. Chìa khóa để tôi giải mã thân phận nàng Kiều là thông qua hai hình thức kịch đương đại và kịch đọc" - đạo diễn Như Lai nói.

Cũng từng diễn kịch, cải lương từ tác phẩm Truyện Kiều, lần này đạo diễn Lê Quốc Nam tự tay viết kịch bản. Anh cho biết sẽ khai thác phân đoạn Kiều trả thù những kẻ đã rắp tâm hãm hại mình, dùng thủ pháp kịch kinh dị bên cạnh sử dụng vũ đạo.

Trong khi đó, chưa bao giờ dựng, diễn tác phẩm Kiều, đạo diễn Trần Lực tỏ ra rất hứng thú với đề tài này. Anh chia sẻ vẫn trung thành với lối dựng kịch của LucTeam là sử dụng ngôn ngữ sân khấu ước lệ. Trần Lực tiếp tục hợp tác với Đỗ Trí Hùng viết kịch bản. Dự kiến có 6-8 diễn viên tham gia và vai nàng Kiều được giao cho một diễn viên trẻ.

"Tôi đặc biệt hướng tới tinh thần tự do của tác giả Nguyễn Du và nhân vật Kiều" - Đạo diễn Như Lai

Kiếp hồng nhan ở đất phương Nam

Tại phía Nam, nhà hát Thế Giới Trẻ của Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh TP.HCM cũng đã lên kế hoạch cho vở diễn Kiếp hồng nhan (tác giả: Lê Chí Trung, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu).

Khác với những lần trước chỉ một mình bỏ tiền đầu tư, lần này NSƯT Hoàng Yến nhận được sự hợp lực của nhiều nghệ sĩ để cùng làm nên tác phẩm.

Đây cũng là vở đông diễn viên nhất so với các vở mà Hoàng Yến làm "chủ xị", gồm 10 người: Hoàng Yến, Phạm Thục, nhà thiết kế Sĩ Hoàng, họa sĩ tranh cát Trí Đức, Xuân Hồng,Lê Hoàng Giang, Mi Lê...

Êkip tiết lộ vở sẽ được dàn dựng mang tính chất hiện đại, không dùng thơ của Nguyễn Du nhưng xem vẫn thấy... rất Nguyễn Du, nhấn mạnh vào các nhân vật "biểu tượng" như Kiều, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh...

Êkip đang trăn trở để xây dựng nàng Kiều sao cho ấn tượng. Dự kiến vở ra mắt vào tháng 10 năm nay.

Mang Kiều lên sân khấu rối cạn

Lần đầu tiên Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được dựng kịch rối tại Hà Nội. Vở diễn có tên Thân phận nàng Kiều, đang được Nhà hát Múa rối VN dàn dựng, với hi vọng làm nên một tác phẩm sân khấu thử nghiệm đầy tính sáng tạo để tham dự Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 4 năm 2019 diễn ra cuối tháng 10.

Vở kịch do NSND Nguyễn Tiến Dũng - tân giám đốc Nhà hát Múa rối VN - chuyển thể kịch bản và đạo diễn từ kịch bản của NSND Lê Chức và nhà văn Nguyễn Hiếu; họa sĩ tạo hình là Lê Đình Nguyên (Nguyên "trâu"), âm nhạc kết hợp giữa truyền thống và đương đại do nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến đảm nhiệm.

NSND Nguyễn Tiến Dũng cho biết từ lâu anh đã ấp ủ ý định dựng kịch rối Kiều, nhưng phải tới nay mới đủ dũng cảm thử sức với tác phẩm kinh điển này. Vở rối cạn này sẽ hướng tới khán giả người lớn.

TheoTuoitre

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục