(HBĐT) - Liên hoan nghệ thuật quần chúng (NTQC) huyện Cao Phong năm 2019 đã thực sự trở thành ngày hội của các diễn viên, nghệ nhân và của nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong. Với hơn 60 tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc do các đội văn nghệ quần chúng cơ sở biểu diễn đã mang đến liên hoan một bức tranh màu sắc phong phú, giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của địa phương và để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.


Tiết mục múa "Hương sắc Mường Thàng" của xã Bắc Phong tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Cao Phong năm 2019. 

Liên hoan có sự tham gia của 18 đoàn đến từ các xã, thị trấn và đơn vị Công viên di sản các nhà khoa học, Công ty TNHH MTV Cao Phong, Trung tâm Y tế và Phòng GD&ĐT huyện, với trên 300 diễn viên, nghệ nhân là các hạt nhân tiêu biểu của các cơ sở tham gia, mang đến những tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc. Đồng chí Bùi Văn Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong cho biết: Hội diễn NTQC năm nay được đánh giá cao hơn về chất lượng và số lượng. Hầu hết các đội đều có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ về nội dung, kịch bản, trang phục, đạo cụ… Các tiết mục được dàn dựng công phu, bám sát chủ đề đã truyền tải và phản ánh sự đổi mới của địa phương, đất nước; khai thác, phát triển những làn điệu dân ca, dân vũ, những nét đặc sắc của các nhạc cụ dân tộc. Bên cạnh những tiết mục ngợi ca quê hương, đất nước, Bác Hồ kính yêu, năm nay, đa phần các đội lựa chọn chủ đề về bản sắc văn hóa dân tộc, nét đặc trưng của vùng đất Cao Phong… Điển hình như tiết mục múa "Hương sắc Mường Thàng” của xã Bắc Phong, múa "Đâm Đuống” của xã Tây Phong, múa "Âm vang cội nguồn” của xã Đông Phong, hát múa "Hòa Bình xây ước mơ” của xã Thung Nai, hòa tấu nhạc cụ "Lời ca dâng Bác” của thị trấn Cao Phong, hòa tấu chiêng của xã Đông Phong… Điều đó cho thấy, văn nghệ quần chúng tại cơ sở ngày càng được quan tâm, đầu tư của chính quyền và sự hưởng ứng tham gia của người dân. Cũng từ phong trào ở cơ sở, huyện đã tuyển chọn đội văn nghệ, những hạt nhân văn nghệ tiêu biểu để tham gia các hội diễn NTQC tỉnh tổ chức đạt kết quả cao.

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa huyện được duy trì và ngày càng phát triển, có sức lan tỏa, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, chất lượng phong trào cũng được nâng lên. Nội dung hoạt động của các đội văn nghệ ở cơ sở là dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, trang phục truyền thống… Đây là yếu tố góp phần giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hiện nay, 100% thôn, xóm, khu dân cư đều có đội văn nghệ, mỗi đội có từ 20 - 30 thành viên. Hàng năm, bên cạnh hội thi, hội diễn NTQC, tuyên truyền cổ động được tổ chức định kỳ, tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học cũng tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ gắn với những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của địa phương, của ngành với nhiều chủ đề phong phú. Tuy diễn ra ở quy mô nhỏ, nhưng các buổi diễn đa dạng về hình thức tổ chức và tiết mục biểu diễn. Với từng chủ đề đêm diễn, các đơn vị có sự đầu tư kỹ về nội dung, diễn xuất, trang phục, đạo cụ… Trong đó, nhiều đơn vị xây dựng chương trình, tác phẩm giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng dưới hình thức ca múa nhạc, tiểu phẩm, hài kịch… gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân. 

Với sự quan tâm của các cấp, ngành, văn nghệ quần chúng cơ sở ở huyện Cao Phong ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân. Đặc biệt, các thành viên trong đội nghệ thuật quần chúng còn là những tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đấu tranh phòng, chống tai - tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.


 Đỗ Hà


Các tin khác


Thúc đẩy du lịch cộng đồng xã Hang Kia phát triển

(HBĐT) - Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, đến xã Hang Kia (Mai Châu), chúng tôi phấn chấn bởi đã chọn đúng một điểm tránh nóng lý tưởng. Buổi sáng, thung lũng Hang Kia như một biển mây bồng bềnh. Nằm ở độ cao khoảng 1.200 m so với mực nước biển, xã Hang Kia quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ một số ngày trong tháng 7/2019 ở TP Hòa Bình hay thị trấn Mai Châu lên đến 38 – 400C nhưng ở Hang Kia chỉ khoảng 22 - 230C. Hang Kia là mảnh đất độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc và có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

Gian nan hành trình tự chủ của sân khấu truyền thống

Theo lộ trình, đến năm 2020, hệ thống các đơn vị nghệ thuật công lập sẽ phải tiến tới tự chủ hoàn toàn. Thế nhưng, thực tế cho thấy, yêu cầu này khó có thể thực hiện đúng kế hoạch, bởi đến nay, nhiều đơn vị, nhất là những đơn vị nghệ thuật truyền thống vẫn đang loay hoay khi phải đối mặt nhiều khó khăn trên con đường "lấy nghệ thuật để nuôi nghệ thuật”.

Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào hai xã Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu

(HBĐT) - Sáng 26/7, tại xã Hang Kia, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào 2 xã Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu năm 2019. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch, Bộ VH- TT&DL; đại diện các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện Mai Châu, cùng đông đảo người dân 2 xã Hang Kia - Pà Cò.

Độc đáo nghệ thuật gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn

(HBĐT) - Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh đã có mặt ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được hơn 20 năm nay. Từ một số hộ ban đầu, đến nay, các cơ sở sản xuất phát triển khá nhanh cả về quy mô lẫn chất lượng chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá. Các loại gốc cây, đá cảnh, được các nghệ nhân, thợ lành nghề đang hàng ngày sáng tạo thành các sản phẩm bàn ghế, tủ kệ, giường, các loại linh vật có tính nghệ thuật cao chinh phục thị trường, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững ở địa phương.

Hội diễn nghệ thuật quần chúng và kịch sân khấu không chuyên huyện Lương Sơn, Đà Bắc năm 2019

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng và kịch sân khấu không chuyên cụm I năm 2019. Gần 200 diễn viên, nhạc công của 9 đoàn nghệ thuật không chuyên đại diện cho các xã: Cao Thắng, Cao Dương, Hợp Thanh, Thanh Lương, Long Sơn, Hợp Châu, Tân Thành, Trung Sơn và Thành Lập đã tham gia hội diễn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục