(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm động Nam Sơn vào những ngày cuối tháng 7. Đường đi khá vất vả, mất chừng 40 - 50 phút đi xe máy từ trung tâm xã Nam Sơn. Nhưng bù lại, được khám phá vẻ đẹp huyền bí, mộng mơ trong lòng động như chốn bồng lai tiên cảnh giữa đại ngàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc.


Chúng tôi khá bất ngờ khi len qua cửa động cao khoảng 1m thì thấy được trong động cả một không gian thoáng rộng mênh mang. Các khối đá hóa thạch nhũ phong phú, kỳ ảo. Không khí trong động mát rượi, thánh thót tiếng nước như bản nhạc không lời nhẹ buông. Trong động có hồ nước xanh mát rượi trong lành, nghe bảo còn vẫn còn nhiều loại sinh vật phong phú sinh sống nơi đây. Khu vực động chia làm ba ngăn. Chỗ như chiếc phản có thể nằm. Chỗ như những ruộng bậc thang xếp lớp quần tụ như một bản làng thu nhỏ. Chỗ là con voi phục, chỗ là con chim hạc co chân như ngủ mơ màng, chỗ lại là như bầy thiên nga tắm gội. Chỗ như khu rừng già bất tân với chim muông, cỏ cây hoa lá quấn quýt… 

Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc Bùi Minh Hồng cho biết: Cách đây mười mấy năm, một số người dân địa phương tình cờ lạc vào trong lòng động, thấy đẹp khôn cùng. Từ đó, nhiều người đã đến đây tìm hiểu. Người dân gọi động Nam Sơn là động Tớn. Động nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển, có chiều dài 455m, sâu 49m với hồ nước rộng, sâu từ 2 - 7m, quanh năm có nước trong suốt. Nơi đây ngoài việc sở hữu một kho tàng gồm các cột đá, nhũ đá, măng đá, rèm đá rất đặc sắc, còn lưu giữ nhiều cổ vật liên quan đến lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, động vật và sinh vật đặc hữu. Các nhà khoa học công nhận Nam Sơn là một hang động đẹp và hấp dẫn nhất trong quần thể các hang động được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông với những khối đá phát triển qua quá trình khoảng 250 triệu năm. Động Nam Sơn được công nhận di tích thắng cảnh quốc gia năm 2008. 

Hiện nay, chính quyền xã Nam Sơn đã thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan tài nguyên du lịch của động. Tỉnh và huyện cũng đã quy hoạch và đầu tư một số hạng mục như bậc lên xuống, lắp điện chiếu sáng, đào tạo tập huấn hướng dẫn du khách thăm quan khu vực động. Trưởng phòng VH-TT huyện Bùi Minh Hồng cho biết: Ngày 25/7 vừa qua, huyện Tân Lạc đã tổ chức khai trương điểm du lịch cộng đồng tại xã vùng cao Nam Sơn. Theo đó, sẽ thực hiện các giải pháp tuyên truyền, đào tạo kỹ năng làm du lịch để khai thác tốt tiềm năng du lịch động Nam Sơn gắn với bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường. Bên cạnh đó kết nối tour, tuyến, xây dựng các sản phẩm du lịch riêng có của vùng cao với các sản phẩm như quýt cổ Nam Sơn, tỏi tía, su su và các sản phẩm của bà con. Từ đó, phát triển du lịch góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

 P.V

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục