(HBĐT) - Xã Tân Vinh (Lương Sơn) là một trong những địa phương có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh của huyện. Thông qua lời ca, điệu múa đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường đem lại sức sống mới trong đời sống tinh thần cho người dân, góp phần quan trọng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới.


Đội chiêng của xã Tân Vinh (Lương Sơn) tích cực tập luyện để tham gia biểu diễn tại các ngày lễ lớn trên địa bàn.

Chị Phùng Thị Kim Thùy, cán bộ văn hóa xã Tân Vinh chia sẻ: Xã có 85% dân số là người Mường. Văn hóa của người Mường độc đáo, đa dạng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tân Vinh quan tâm đặc biệt tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua phong trào văn nghệ quần chúng. Toàn xã có 6 đội văn nghệ quần chúng và 1 đội văn nghệ của UBND xã. Mỗi đội có từ 15 - 25 diễn viên quần chúng. Xuất phát từ đam mê với ca hát, các thành viên trong đội tự nguyện đóng góp tiền để hoạt động. Những bài ca, điệu múa do chính các thành viên tự dàn dựng và biểu diễn tại các ngày kỷ niệm lớn như: Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Quốc khánh 2/9…

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, cấp ủy, chính quyền xã Tân Vinh chủ trương tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân cùng tham gia bảo tồn chiêng Mường. Hàng năm, UBND xã tổ chức kiểm kê số lượng chiêng có trong các hộ dân. Hiện nay, toàn xã có 12 chiếc chiêng cổ và 72 chiếc chiêng thường. Mỗi xóm thành lập được 1 câu lạc bộ chiêng, trong đó xóm Đồng Chúi và xóm Đồng Tiến là 2 xóm có số lượng chiêng và nhiều nghệ nhân chiêng nhất xã. Toàn xã có 30 nghệ nhân chiêng. Các nghệ nhân chiêng chính là những người truyền dạy chiêng cho thế hệ trẻ. Đây cũng là lực lượng nòng cốt của xã tham gia các chương trình tấu chiêng tại các sự kiện lớn do huyện Lương Sơn tổ chức. Hàng năm, UBND xã cử đội trưởng đội văn nghệ các xóm đi tập huấn về kỹ năng đánh chiêng do Phòng VH-TT huyện tổ chức. Kết thúc khóa tập huấn, đội trưởng sẽ hướng dẫn kỹ năng đánh chiêng cho thế hệ trẻ của xóm. 

Bên cạnh việc bảo tồn chiêng Mường, người dân xã Tân Vinh luôn có ý thức giữ gìn những làn điệu dân ca, hát Sắc bùa, Bộ mẹng, ví Đúm và một số điệu múa dân gian của người Mường. Những bài hát, điệu múa do đội văn nghệ dàn dựng và biểu diễn thực sự hấp dẫn và thu hút đông quần chúng nhân dân. Nội dung, hình thức biểu diễn của các tiết mục văn nghệ có sự sáng tạo, phản ánh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ca ngợi sự đổi thay của quê hương… 

Tình yêu tha thiết với văn hóa Mường cùng sự sáng tạo trong cách thể hiện đã đem lại nhiều thành công trong phong trào văn nghệ quần chúng của xã. Năm 2018, xã Tân Vinh tham gia Hội thi tuyên truyền cổ động huyện đoạt giải A toàn đoàn cụm vùng huyện; năm 2019, đoạt giải nhì toàn đoàn Hội thi "Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững” huyện Lương Sơn...

Phong trào văn nghệ quần chúng không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương mà còn là nơi truyền thụ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc cho thế hệ trẻ. Chị Đinh Thị Huệ, thành viên đội văn nghệ của UBND xã chia sẻ: Là một thành viên trẻ tuổi trong đội văn nghệ của UBND xã, tôi luôn nỗ lực tập luyện các làn điệu dân ca và cách đánh chiêng Mường. Lúc đầu, chị em chúng tôi đánh chiêng còn chưa chính xác, nhiều người còn không biết cách cầm chiêng. Dần dần được các bác, các chị truyền dạy, mọi người ai cũng đánh được chiêng thuần thục và thể hiện được âm hưởng của chiêng. Việc tìm hiểu và tập luyện các tiết mục dân gian giúp chị em chúng tôi hiểu hơn về giá trị văn hóa dân tộc Mường.

          Thu Thủy

Các tin khác


Khởi sắc làng nghề, làng nghề truyền thống

Bài 1 - Tạo sản phẩm mang bản sắc, giá trị văn hóa 
(HBĐT) - Phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) từ lâu đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh nhận thức sâu sắc là gắn với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển lao động thuần nông sang lao động kiêm ngành nghề, chuyên ngành nghề. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 11, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển nghề truyền thống (NTT), làng nghề, LNTT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và Kết luận số 98-KL/TU ngày 4/10/2017 thì chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận từ cơ sở. Từ đó, nhiều địa phương phát huy được tiềm năng, lợi thế phát triển nghề, làng nghề để làm nòng cốt cho sự phát triển.

Nhà thiếu nhi tỉnh tổng kết hoạt động hè năm 2019

(HBĐT) - Sáng 30/7, Nhà thiếu nhi tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động hè năm 2019 nhằm đánh giá kết quả hoạt động, khen thưởng các em thiếu nhi đạt thành tích cao trong các cuộc thi, liên hoan do Trung ương Đoàn tổ chức.

Thúc đẩy du lịch cộng đồng xã Hang Kia phát triển

(HBĐT) - Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, đến xã Hang Kia (Mai Châu), chúng tôi phấn chấn bởi đã chọn đúng một điểm tránh nóng lý tưởng. Buổi sáng, thung lũng Hang Kia như một biển mây bồng bềnh. Nằm ở độ cao khoảng 1.200 m so với mực nước biển, xã Hang Kia quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ một số ngày trong tháng 7/2019 ở TP Hòa Bình hay thị trấn Mai Châu lên đến 38 – 400C nhưng ở Hang Kia chỉ khoảng 22 - 230C. Hang Kia là mảnh đất độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc và có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

Gian nan hành trình tự chủ của sân khấu truyền thống

Theo lộ trình, đến năm 2020, hệ thống các đơn vị nghệ thuật công lập sẽ phải tiến tới tự chủ hoàn toàn. Thế nhưng, thực tế cho thấy, yêu cầu này khó có thể thực hiện đúng kế hoạch, bởi đến nay, nhiều đơn vị, nhất là những đơn vị nghệ thuật truyền thống vẫn đang loay hoay khi phải đối mặt nhiều khó khăn trên con đường "lấy nghệ thuật để nuôi nghệ thuật”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục