Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ.


Độc đáo Bảo tàng Điêu khắc Chăm tròn 100 năm tuổi

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng với lịch sử 100 năm.

Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915, đến năm 1919, lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (L'École Française d' Extrême - Orient). Một số hiện vật điêu khắc Chăm đã được chuyển về Pháp, một số khác được chuyển đến Bảo tàng tại Hà Nội, Bảo tàng tại Sài Gòn, phần lớn các tác phẩm tiêu biểu vẫn để lại tại Đà Nẵng.

Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Năm 2002, một tòa nhà hai tầng được xây nối thêm nhằm tăng diện tích trưng bày hiện vật. Năm 2005, với sự trợ giúp của các chuyên gia Pháp thuộc dự án FSP, hai phòng Mỹ Sơn và Đồng Dương được cải tạo và khánh thành năm 2009. Năm 2011, Bảo tàng đã được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng I tại Việt Nam.

Đến năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đầu tư trùng tu toàn diện các tòa nhà và chỉnh lý, nâng cấp các phòng trưng bày với nỗ lực nhằm tạo sự liên kết các tòa nhà của bảo tàng trong một lộ trình tham quan tổng thể, bài bản, khoa học với một phòng chuyên đề ảnh tư liệu, một phòng chuyên đề khảo cổ, hai phòng trưng bày dân tộc học Chăm Nam Trung Bộ và thành tựu văn hóa Sa Huỳnh, 10 phòng trưng bày nghệ thuật điêu khắc Chăm như phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm, phòng trưng bày mở...

Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho. Đặc biệt nơi đây hiện trưng bày, bảo quản bốn Bảo vật quốc gia, gồm: Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng Bồ tát Tara/Avalokiteshvara và Đài thờ Đồng Dương.

Tham quan bảo tàng, được tìm hiểu về các giá trị độc đáo của văn hóa Chăm-pa được sưu tầm, khai quật và lưu giữ tại đây, ngoài việc được nghe thuyết minh, người dân, du khách có thể sử dụng hệ thống thiết bị audio hiện đại để khách du lịch có thể chủ động nghe giới thiệu bảo tàng Chăm Đà Nẵng và các hiện vật.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.


Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng với lịch sử 100 năm.

Đài thờ Đồng Dương - Bảo vật quốc gia.

Tượng Bồ tát Tara/Avalokiteshvara - Bảo vật quốc gia.

Đài thờ Trà Kiệu - Bảo vật quốc gia.

Đài thờ Mỹ Sơn E1 - Bảo vật quốc gia.

Các không gian trưng bày được sắp xếp theo địa danh.

 

Người dân, du khách có thể tự mình tìm hiểu về bảo tàng qua hệ thống thiết bị audio.

Các phòng trưng bày hiện đại, lôi cuốn.

Phòng trưng bày chuyên đề kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ, 2011 - 2018.

Các không gian trưng bày các giá trị văn hóa Chăm-pa.

Đá Thạch Anh được tìm thấy tại phế tích Chăm Phong Lệ, Đà Nẵng.

Mô phỏng hố thiêng tại phế tích Chăm Phong Lệ, Đà Nẵng.

Các lối tham quan tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm.

Độc đáo Bảo tàng Điêu khắc Chăm với 100 năm tuổi.

                                                                                                    Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Động Nam Sơn - chốn tiên cảnh ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm động Nam Sơn vào những ngày cuối tháng 7. Đường đi khá vất vả, mất chừng 40 - 50 phút đi xe máy từ trung tâm xã Nam Sơn. Nhưng bù lại, được khám phá vẻ đẹp huyền bí, mộng mơ trong lòng động như chốn bồng lai tiên cảnh giữa đại ngàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc.

Liên hoan văn nghệ Chào mừng tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM khu vực miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Tối 2/8, UBND tỉnh tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2010-2020. Dự liên hoan văn nghệ có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc giaBộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh cùng đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Sôi nổi phong trào nghệ thuật quần chúng huyện Cao Phong

(HBĐT) - Liên hoan nghệ thuật quần chúng (NTQC) huyện Cao Phong năm 2019 đã thực sự trở thành ngày hội của các diễn viên, nghệ nhân và của nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong. Với hơn 60 tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc do các đội văn nghệ quần chúng cơ sở biểu diễn đã mang đến liên hoan một bức tranh màu sắc phong phú, giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của địa phương và để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.

Khởi sắc làng nghề, làng nghề truyền thống

Bài 2 - Duy trì sự bền vững của nghề, nghề truyền thống

(HBĐT) - Đánh giá của BTV Tỉnh ủy cho thấy, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 13/6/2014, các làng nghề, ngành nghề nông thôn đã đạt được kết quả nhất định. Nghị quyết nhận được sự đồng thuận từ cơ sở. Nhận thức của người dân có chuyển biến tích cực về ngành nghề nông thôn. Nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) phát triển đa dạng, mang lại thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn.

Khởi sắc làng nghề, làng nghề truyền thống

Bài 1 - Tạo sản phẩm mang bản sắc, giá trị văn hóa 
(HBĐT) - Phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) từ lâu đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh nhận thức sâu sắc là gắn với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển lao động thuần nông sang lao động kiêm ngành nghề, chuyên ngành nghề. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 11, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển nghề truyền thống (NTT), làng nghề, LNTT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và Kết luận số 98-KL/TU ngày 4/10/2017 thì chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận từ cơ sở. Từ đó, nhiều địa phương phát huy được tiềm năng, lợi thế phát triển nghề, làng nghề để làm nòng cốt cho sự phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục