(HBĐT) - Sáng 9/8, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, UBND huyện Kim Bôi phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học "Đồi thông hai mộ - từ di cảo đến di sản”. Dự tọa đàm có lãnh đạo và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, lãnh đạo huyện Kim Bôi và gia đình văn sỹ Tùng Giang – Vũ Đình Trung.
Văn sỹ Tùng Giang – Vũ Đình Trung (1905 – 1985) là tác giả truyện thơ "Đồi thông hai mộ” nổi tiếng. Lâu nay, người quan tâm cả nước vẫn cho rằng truyện thơ "Đồi thông hai mộ” được phát tích từ Đà Lạt và hiện tại, nơi đây đang có điểm du lịch nổi tiếng với rừng thông và một ngôi mộ đôi nổi tiếng. Tuy nhiên, theo lời kể của một số nhân chứng, nghiên cứu của các nhà văn và phân tích nội dung truyện thơ "Đồi thông hai mộ” thì đã có những minh chứng thuyết phục chỉ ra rằng phát tích của truyện thơ nổi tiếng này chính từ huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Cụ thể hơn, theo khảo tả của văn sỹ Tùng Giang thì nơi phát tích truyện thơ là xóm Đằng Long, xã Bắc Sơn; nơi đây hiện còn một đống đá lớn khoảng hơn 1 m3 vẫn được người dân địa phương đồn đại là mộ cổ.
Tại buổi tọa đàm, các nhân chứng, nhà văn, nhà nghiên cứu đã trao đổi, chia sẻ, phân tích từ nhiều khía cạnh liên quan đến việc xác định địa điểm phát tích truyện thơ "Đồi thông hai mộ”. Để từ đó tìm ra một cách đánh giá, một hướng tiếp cận mới đối với tác giả Tùng Giang – Vũ Đình Trung và tác giả "Đồi thông hai mộ”. Đồng thời nhằm giữ gìn và khai thác có hiệu quả từ di cảo của quá khứ đến di sản trong thời đại mới; đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, văn hóa và du lịch, góp phần xây dựng và phát triển KT - XH huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Dương Liễu
Ngày 5-8, Ban tổ chức giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" lần thứ 12 năm 2019 công bố danh sách 10 đề cử chính thức của giải năm nay. Trong đó, nhiều hoạt động, việc làm của thành phố Hà Nội đã lọt vào danh sách đề cử này.
Hội đồng giám khảo làm việc.
Nằm trong Dự án khôi phục tranh dân gian Việt Nam, cuốn sách Dòng tranh dân gian Ðông Hồ của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên), Trịnh Sinh, Lê Bích do Nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội phối hợp xuất bản vừa ra mắt bạn đọc có nhiều giá trị tư liệu đặc sắc, cung cấp thêm những kiến thức mới về dòng tranh dân gian nổi tiếng này.
(HBĐT) - Xã Tân Vinh (Lương Sơn) là một trong những địa phương có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh của huyện. Thông qua lời ca, điệu múa đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường đem lại sức sống mới trong đời sống tinh thần cho người dân, góp phần quan trọng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm động Nam Sơn vào những ngày cuối tháng 7. Đường đi khá vất vả, mất chừng 40 - 50 phút đi xe máy từ trung tâm xã Nam Sơn. Nhưng bù lại, được khám phá vẻ đẹp huyền bí, mộng mơ trong lòng động như chốn bồng lai tiên cảnh giữa đại ngàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Tối 2/8, UBND tỉnh tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2010-2020. Dự liên hoan văn nghệ có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh cùng đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
(HBĐT) - Liên hoan nghệ thuật quần chúng (NTQC) huyện Cao Phong năm 2019 đã thực sự trở thành ngày hội của các diễn viên, nghệ nhân và của nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong. Với hơn 60 tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc do các đội văn nghệ quần chúng cơ sở biểu diễn đã mang đến liên hoan một bức tranh màu sắc phong phú, giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của địa phương và để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.