(HBĐT) - Đầu năm, nhà có chút chuyện, nên mới vào đầu tháng 7 bà Vi đã tất tả lo việc sắm xanh đồ lễ cúng rằm. Không tự đi chợ được, bà lên sẵn danh sách những thứ cần dùng để chị Dung - con dâu đi sắm sửa.
Nhận nhiệm vụ, nhưng cứ thấy có gì đó là lạ, chị thủ thỉ với chồng: Em cứ thấy kỳ kỳ anh ạ! Từ trước, nhà mình vốn đơn giản trong chuyện thờ đặt, nhưng lần này mẹ lại khá cầu kỳ.
Anh chồng xoa dịu: Thôi mẹ đã muốn thế em cứ làm cho mẹ vui.
Thấy chồng nói vậy, chị Dung xuôi xuôi: Kể cũng nên, vì biết đâu từ nay mẹ sẽ thay đổi cách nghĩ, sống rộng lượng, vị tha hơn.
Thực tế, sau hơn 10 năm làm dâu con, sống chung dưới một mái nhà, chị Dung hiểu rõ mẹ chồng chị không phải là người trọng chữ Tâm, chữ Đức. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, bà luôn thể hiện rõ sự vô tâm với những gì không thuộc về mình, hay gia đình mình.
Tiếng là ở thành phố, nhưng khu phố nơi gia đình chị Dung sống được mệnh danh là "xóm cua ốc”. Bởi có nhiều người dân sinh sống bằng nghề lao động tự do: mò cua, bắt ốc, trồng rau, phụ hồ, bốc vác… nên phần đa các hộ có cuộc sống khó khăn. Khi có ai đó gặp khó đến vay mượn, bà dứt khoát: Ồi! Trông thế thôi chứ nhà tôi cũng khó khăn lắm cô chú ạ, chẳng dư giả gì đâu! Khách ra về bà quay lại dặn con cháu: "Tiền vào nhà khó, như gió vào nhà trống”, cho mấy người này vay chỉ có mất. Với người lớn đã vậy, con trẻ bà cũng không tỏ chút lòng thương cảm. Không ít lần chị Dung chứng kiến cảnh cu Tít, con chị ngơ ngác khi thấy bà nội vơ vội bánh trái, hoa quả cậu đang ăn xuống bếp chỉ vì các bạn cùng xóm đến chơi. Có lần chị góp ý: Mẹ không nên làm như vậy, vì sẽ hình thành ký ức không tốt trong lòng con trẻ (chị đã cố tránh không dùng đến từ hình thành thói ích kỷ), thế nhưng vẫn bị mẹ chồng lên lớp:
- Chị không phải dạy khôn tôi! "Thóc đâu mà đãi gà rừng”. Cứ như chị thì giờ cái nhà này khéo chẳng có nổi chỗ mà chui ra chui vào đâu. Là dâu con chị chỉ biết nín nhịn.
Lần này, thấy mẹ chồng có vẻ hồi tâm, chuyển ý, chị thấy vui vui nên cũng sẵn sàng góp sức. Tối đến, chị lấy smatphone tìm "giáo sư google” để tìm hiểu rõ về ý nghĩa ngày rằm tháng 7. Đương nhiên, chị không quên in ra giấy đẹp đem về cho mẹ chồng xem. Trong đó, chị không quên tô đậm các dòng chữ: "Lễ Vu lan là lễ để những người con thể hiện lòng thành kính tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, nhằm khuyên con người ta hãy biết trân trọng những gì mình đang có hiện tại và làm nhiều việc thiện khi còn sống. Còn lễ Xá tội vong nhân có ý nghĩa là cầu siêu thoát cho các vong hồn không nơi nương tựa, không ai thờ cúng. Việc cúng lễ ngày rằm tháng 7 thực là bố thí thức ăn cho các vong hồn lưu lạc, đói khát, không có người thờ cúng. Qua đó nhằm cầu siêu cho các vong hồn và cầu sự bình an, vô sự cho bản thân gia đình mình…”
Phần cuối cùng của trang giấy, chị thêm vài lời tâm đức của nhà Phật để nhấn mạnh một điều: Phúc, Đức từ Tâm! "Nếu trong tâm chúng ta lúc nào cũng ích kỷ, nhỏ nhen, không tĩnh tâm suy xét rộng lượng, chỉ biết đến bản thân thì phúc đức sẽ chẳng bao giờ tới và ngược lại”.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Ngày 7/8, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) phối hợp với Bảo tàng di sản văn hóa Mường tổ chức khai mạc lớp tập huấn chiêng Mường cho 60 học viên là học sinh lứa tuổi từ 10-15 tuổi và nhóm hội viên phụ nữ, thanh niên (nhóm 25-35 tuổi).
Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ.
Nằm bên phá Tam Giang, làng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) mang dáng dấp hoang sơ với cảnh đầm phá, thuyền chài sông nước bình yên. Vài tháng gần đây, khi những bức tường trong làng được các họa sĩ và tình nguyện viên đến từ một số trường đại học của Huế trang trí thành bức họa nhiều mầu sắc, Ngư Mỹ Thạnh trở nên sống động, tươi mới hơn, là điểm đến thu hút đông khách du lịch.
Một góc làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh.
Ngày 5-8, Ban tổ chức giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" lần thứ 12 năm 2019 công bố danh sách 10 đề cử chính thức của giải năm nay. Trong đó, nhiều hoạt động, việc làm của thành phố Hà Nội đã lọt vào danh sách đề cử này.
Hội đồng giám khảo làm việc.
Nằm trong Dự án khôi phục tranh dân gian Việt Nam, cuốn sách Dòng tranh dân gian Ðông Hồ của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên), Trịnh Sinh, Lê Bích do Nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội phối hợp xuất bản vừa ra mắt bạn đọc có nhiều giá trị tư liệu đặc sắc, cung cấp thêm những kiến thức mới về dòng tranh dân gian nổi tiếng này.
(HBĐT) - Xã Tân Vinh (Lương Sơn) là một trong những địa phương có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh của huyện. Thông qua lời ca, điệu múa đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường đem lại sức sống mới trong đời sống tinh thần cho người dân, góp phần quan trọng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới.