(HBĐT) - Nghề mây, tre đan tại xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã có từ hàng trăm năm nay. Trải qua biết bao thế hệ, những nét tinh xảo, độc đáo trên từng sản phẩm luôn được những người thợ nâng niu, gìn giữ. Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xã từng bước hỗ trợ, khôi phục nghề truyền thống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.


Làng nghề mây, tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tạo việc làm ổn định cho hơn 350 lao động với thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. 

Trước đây, bà con chủ yếu đan các sản phầm như giỏ, lẵng, cơi trầu... chủ yếu phục vụ trong sinh hoạt gia đình và buôn bán nhỏ lẻ. Đến nay, nghề đã phát triển rộng rãi cả về quy mô và giá trị, các sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng ngày càng nâng cao, được bạn hàng khắp nơi đặt mua để kinh doanh, du lịch. Chính thức công nhận làng nghề từ ngày 17/12/2017, làng nghề mây, tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa tạo việc làm ổn định cho hơn 350 lao động  địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2 - 3 triệu đồng/người/ tháng. Làng nghề đã và đang hoạt động hiệu quả, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, chủ yếu được làm thủ công, do đó được thị trường ưa chuộng, nhiều đơn hàng lớn từ khắp các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước như Trung Quốc, Nhật Bản, có những đơn hàng lên tới cả tỷ đồng. 

Bà Quách Thị Dung, Trưởng làng nghề cho biết: "Nghề mây, tre đan truyền thống có từ lâu đời nhưng đã có thời điểm mai một. Vì lòng đam mê và ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tôi và nhiều người thợ có tâm huyết đã quyết tâm tìm cách khôi phục lại nghề. Các bà, các mẹ đều nỗ lực tuyên truyền cho thế hệ trẻ về ý thức bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc, truyền lại những kinh nghiệm quý trong nghề và những tinh hoa ẩn chứa trong từng sản phẩm. Nhờ lòng kiên trì, cố gắng của những người thợ, đồng thời được sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện của các cấp chính quyền, nghề mây, tre đan đang dần có chỗ đứng, được người tiêu dùng ưa chuộng".

Chị Bùi Thị Thu Dung, thành viên làng nghề mây, tre đan xóm Bui chia sẻ: "Tôi làm nghề từ thời còn đang đi học, được bà, mẹ truyền nghề. Tranh thủ những lúc nhàn rỗi, tôi đan các sản phẩm để tạo thêm nguồn thu cho gia đình, đóng góp vào việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình".

Để tạo nên một sản phẩm mây, tre đan, người thợ phải trải qua quá trình sáng tạo công phu, tỉ mỉ, nhiều công đoạn. Những vật liệu tưởng chừng đơn giản, nhưng qua bàn tay khéo léo của những người thợ đã tạo nên những sản phẩm tinh hoa, đa sắc màu, đậm đà bản sắc dân tộc. Trước đây, các sản phẩm mây, tre đan chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, buôn bán nhỏ lẻ, chưa thực sự trở thành hàng hóa mang lại nhiều giá trị. Thời gian qua, xã đã tổ chức các lớp tập huấn, sáng tạo thêm mẫu mã sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường như lẵng hoa, đèn treo trang trí, hộp đựng bánh kẹo... với nhiều kiểu dáng khác nhau. Đồng thời, tay nghề của người lao động được nâng cao, giúp nghề không bị mai một. 

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, nghề mây, tre đan xóm Bui cũng đứng trước không ít khó khăn. Trang thiết bị sản xuất các mặt hàng còn sơ sài, thiếu thốn, kho bảo quản chưa đảm bảo; chưa chủ động được thị trường tiêu thụ, còn trông chờ vào tư thương; khả năng sáng tạo các mẫu mã hiện đại của người thợ hạn chế.

Đồng chí Bùi Đức Ngư, Chủ tịch UBND xã Nhân Nghĩa cho biết: "Để gìn giữ làng nghề mây, tre đan xóm Bui cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tay nghề lao động. Đầu tư máy móc, đa dạng mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm để nghề mây, tre đan xóm Bui được bảo tồn và phát triển, để những nét đẹp truyền thống ngày càng có chỗ đứng trong xã hội hiện đại".

                                                                 Hoàng Anh


Các tin khác


Làng bích họa bên phá Tam Giang

Nằm bên phá Tam Giang, làng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) mang dáng dấp hoang sơ với cảnh đầm phá, thuyền chài sông nước bình yên. Vài tháng gần đây, khi những bức tường trong làng được các họa sĩ và tình nguyện viên đến từ một số trường đại học của Huế trang trí thành bức họa nhiều mầu sắc, Ngư Mỹ Thạnh trở nên sống động, tươi mới hơn, là điểm đến thu hút đông khách du lịch. Một góc làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh.


Nhiều hoạt động của Hà Nội vào đề cử giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”

Ngày 5-8, Ban tổ chức giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" lần thứ 12 năm 2019 công bố danh sách 10 đề cử chính thức của giải năm nay. Trong đó, nhiều hoạt động, việc làm của thành phố Hà Nội đã lọt vào danh sách đề cử này. Hội đồng giám khảo làm việc.

Ra mắt sách tư liệu về tranh Ðông Hồ

Nằm trong Dự án khôi phục tranh dân gian Việt Nam, cuốn sách Dòng tranh dân gian Ðông Hồ của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên), Trịnh Sinh, Lê Bích do Nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội phối hợp xuất bản vừa ra mắt bạn đọc có nhiều giá trị tư liệu đặc sắc, cung cấp thêm những kiến thức mới về dòng tranh dân gian nổi tiếng này.

Xã Tân Vinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Xã Tân Vinh (Lương Sơn) là một trong những địa phương có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh của huyện. Thông qua lời ca, điệu múa đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường đem lại sức sống mới trong đời sống tinh thần cho người dân, góp phần quan trọng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới.

Động Nam Sơn - chốn tiên cảnh ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm động Nam Sơn vào những ngày cuối tháng 7. Đường đi khá vất vả, mất chừng 40 - 50 phút đi xe máy từ trung tâm xã Nam Sơn. Nhưng bù lại, được khám phá vẻ đẹp huyền bí, mộng mơ trong lòng động như chốn bồng lai tiên cảnh giữa đại ngàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc.

Liên hoan văn nghệ Chào mừng tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM khu vực miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Tối 2/8, UBND tỉnh tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2010-2020. Dự liên hoan văn nghệ có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc giaBộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh cùng đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục