(HBĐT) - Chị Đinh Hải Luyến, đội trưởng đội văn nghệ xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) chia sẻ: Đội văn nghệ xóm Ké có nhiều hạt nhân nòng cốt tham gia nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng. Với nhiệt huyết và niềm đam mê lời ca, điệu múa, 15 thành viên đội văn nghệ xóm Ké không ngừng tập luyện để sáng tạo ra những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Đội văn nghệ không chỉ phục vụ nhân dân vào các ngày lễ, Tết mà còn phục vụ khách du lịch tại các homestay.

Những tiết mục như: Sắc hoa núi rừng, vui hội bản Mường, xòe hoa… để lại nhiều ấn tượng sâu đậm đối với du khách. Phong trào văn nghệ quần chúng không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của người dân mà còn góp phần quảng bá văn hóa của người Mường đến với khách du lịch.   
   


Đội văn nghệ xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) tham gia biểu diễn văn nghệ nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân.

Phong trào văn nghệ quần chúng tại xã Hiền Lương diễn ra sôi nổi tại tất cả các xóm. 6/6 xóm đều thành lập đội văn nghệ quần chúng, mỗi đội có khoảng 10 người. Mặc dù kinh phí hoạt động của đội còn hạn chế, tuy nhiên, với niềm đam mê ca hát, thành viên của 6 đội văn nghệ không ngừng tập luyện, sáng tạo, dàn dựng những tiết mục văn nghệ hay, đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, những tiết mục văn nghệ là những tác phẩm tuyên truyền dễ đi vào lòng người. Bên cạnh đó, phong trào văn nghệ quần chúng còn nói lên tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, về sự đổi thay của quê hương Hiền Lương. Các hạt nhân văn nghệ khéo léo lồng ghép nội dung chương xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa vào các tiết mục văn nghệ nhằm vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào của cấp ủy, chính quyền phát động.

Với hơn 80% dân số là người Mường, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Hiền Lương đặc biệt quan tâm tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Cấp ủy, chính quyền xã xác định cần đẩy mạnh việc bảo tồn chiêng Mường, các làn điệu dân ca, dân vũ của người Mường. Hàng năm, xã tổ chức kiểm kê số lượng chiêng Mường trong nhân dân, vận động thế hệ trẻ tham gia các lớp truyền dạy chiêng của các mế trong xóm. Toàn xã còn khoảng  40 chiếc chiêng, trong đó có 4 chiếc chiêng cổ. Có những gia đình vẫn giữ được đầy đủ bộ chiêng gồm 12 chiếc. Xóm Roi và xóm Ké là 2 xóm giữ được số lượng chiêng nhiều nhất. Hai xóm thành lập được đội chiêng thường xuyên đi đánh tại các sự kiện lớn của xã, của huyện và phục vụ khách du lịch. 

Hàng năm, để động viên, khích lệ phong trào văn nghệ quần chúng, Đảng uỷ, UBND xã giao cho cán bộ văn hoá xã lên kế hoạch, chủ trì tổ chức các chương trình liên hoan, giao lưu văn hoá, văn nghệ nhân dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Quốc khánh 2/9, Tết Nguyên đán... Tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các xóm để đánh giá chất lượng hoạt động của phong trào văn nghệ quần chúng. Từ đó, xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng, phát triển quy mô phong trào, tạo sân chơi bổ ích cho những người đam mê văn nghệ.

Đồng chí Đinh Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương khẳng định: Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đã góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo khí thế hăng say trong lao động sản xuất. Qua đó còn góp phần bài trừ tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Hiền Lương tiếp tục quan tâm, đầu tư đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng. Phát huy hiệu quả hoạt động của đội văn nghệ xóm Ké nhằm phục vụ khách du lịch tại các homestay và nâng cao thu nhập cho các thành viên trong đội văn nghệ.

                                                                   Thu Thủy

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục