(HBĐT) -   Thời gian qua, tỉnh xác định vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt trong phát triển du lịch cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn… có những điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng. Tại các điểm du lịch cộng đồng, những giá trị văn hóa độc đáo đã, đang được cấp ủy, chính quyền địa phương khôi phục, bảo tồn, quảng bá tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.


Hàng năm, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tổ chức Lễ hội Xên Mường nhằm quảng bá văn hóa, tiềm năng du lịch của huyện. 

       Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 huyện với 15 xóm, bản và 157 hộ làm du lịch cộng đồng. Các bản du lịch cộng đồng được hình thành gắn chặt với bản sắc văn hóa của một dân tộc nhất định như: bản du lịch của người Thái, người Mông huyện Mai Châu; bản du lịch của người Mường huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn; bản du lịch của người Dao huyện Đà Bắc… Các hộ làm du lịch cộng đồng còn tái hiện lại không gian văn hóa các dân tộc thông qua việc sưu tầm, trưng bày dụng cụ lao động sản xuất truyền thống của người dân địa phương để du khách tìm hiểu.

       Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh chia sẻ: Thực hiện chủ trương gắn phát triển du lịch với bản tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, Sở VH-TT&DL chú trọng tuyên truyền tới người dân giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiến trúc, trang phục truyền thống, tạo không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Các địa phương quan tâm giữ gìn nghề truyền thống như nghề dệt của người Thái, nghề làm giấy dó của người Mông… Từ đó, người dân hướng dẫn khách du lịch cùng trải nghiệm tham gia làm những sản phẩm truyền thống như dệt vải, làm túi xách... Trung bình mỗi bản du lịch cộng đồng duy trì từ 1 - 2 đội văn nghệ quần chúng để biểu diễn phục vụ khách du lịch, các tiết mục văn nghệ là những làn điệu dân ca, dân vũ; duy trì trò chơi dân gian truyền thống. Thông qua các hoạt động đã góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc đến với du khách.

       Mai Châu là huyện khai thác hiệu quả tiềm năng về sinh thái, văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng.  Huyện nổi tiếng với những bản du lịch cộng đồng của người Thái như bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe), bản du lịch của người Mông tại xã Pà Cò, Hang Kia... Tại các bản du lịch cộng đồng, người dân giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc từ kiến trúc nhà, trang phục, ẩm thực… Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được đưa vào quy chế hoạt động của các homestay. 

       Bản sắc văn hóa các dân tộc còn được thể hiện thông qua các lễ hội, các di tích lịch sử văn hóa. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 63 lễ hội được tổ chức, trong đó có 6 lễ hội cấp huyện, 35 lễ hội cấp xã, 22 lễ hội thôn, xóm; 94 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó, 53 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 41 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Một số lễ hội truyền thống của các dân tộc có sức hút lớn đối với khách du lịch như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ mừng cơm mới của người Mường, lễ hội Xên Bản Xên Mường của người Thái, Tết truyền thống của đồng bào Mông (Mai Châu), Tết Nhảy, lễ Cấp Sắc của người Dao (Đà Bắc)…

       Nhờ khai thác tốt những giá trị văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng, số lượng khách du lịch tại các địa phương không ngừng tăng. Trong 9 tháng năm nay, toàn tỉnh ước đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, đạt 83,3% kế hoạch, trong đó, khách quốc tế 290.000 lượt; khách nội địa 2,21 triệu lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 1.650 tỷ đồng, đạt 82,5% kế hoạch. Trong thời gian tới, ngành Văn hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm, khôi phục và bảo tồn, giữ gìn văn hóa vật thể, phi vật thể, những phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào các dân tộc như tiếng nói, chữ viết, trang phục, kiến trúc để tạo sức hút cho du lịch.


                                                                                     Thu Thủy

Các tin khác


Lan tỏa vẻ đẹp xứ Mường

(HBĐT) - Xứ Mường Hòa Bình không chỉ nổi tiếng là vùng đất tươi đẹp với cảnh quan thiên nhiên, mây nước hài hòa, mà từ rất lâu đã nức tiếng là nơi sinh ra, nuôi dưỡng những người con gái đẹp thướt tha, duyên dáng, đem lại quyến luyến, nhớ thương biết bao văn, nghệ sỹ tài hoa và du khách muôn nơi.

Rơ Chăm Phiang: "Danh hiệu NSND là động lực để bước tiếp..."

Vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, hoạ mi núi rừng Tây Nguyên – ca sĩ Rơ Chăm Phiang khi nhận được nhiều lời chúc mừng, chia sẻ niềm vui từ đồng nghiệp và các nghệ sĩ nổi tiếng.

Đoàn Nhà hát Kịch nói Quân đội biểu diễn vở kịch “Mùa hoa sữa” tại tỉnh ta

(HBĐT) - Tối 16/9, tại Hội trường Bộ CHQS tỉnh, Đoàn Nhà hát Kịch nói Quân đội biểu diễn vở kịch "Mùa hoa sữa” phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

11 đội tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 17/9, Ban tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi tỉnh tổ chức họp bàn chuẩn bị cho Hội thi hòa giải viên giỏi cấp tỉnh lần thứ 5, năm 2019.

Công an tỉnh đoạt 2 huy chương bạc tại Liên hoan Truyền hình - Phát thanh Công an Nhân dân

(HBĐT) - Kết thúc Liên hoan Truyền hình - Phát thanh Công an nhân dân lần thứ 12 diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế vừa qua, Công an tỉnh đã đoạt 2 giải bạc, 3 bằng khen cho các tác phẩm dự thi.

Hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức đi thực tế sáng tác trên vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Vừa qua, Chi hội Nhiếp ảnh và Chi hội Mỹ thuật Hòa Bình phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức cho các hội viên đi thực tế sáng tác trên vùng hồ sông Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục