Sau nhiều ý kiến trái chiều, phản ứng mạnh từ dư luận, giới chuyên môn và các lãnh đạo lão thành về dự án thực hiện bức phù điêu "Lạc Long Quân - Âu Cơ” được tạc thẳng vào vách núi với kinh phí dự kiến 86 tỷ đồng, chiều 25-9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định đã thống nhất tạm dừng triển khai công trình này. Đây là việc làm cần thiết và sáng suốt của lãnh đạo tỉnh Bình Định.


 

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định thống nhất, trước mắt địa phương sẽ dành ngân sách ưu tiên cho việc giải phóng nút giao thông ở ngã năm Đống Đa, mở cửa ngõ giao thông thoáng cho TP Quy Nhơn ra Quốc lộ 1A và hướng Khu kinh tế Nhơn Hội. Sau đó, mới tính đến việc có nên triển khai tạc phù điêu vách núi Lạc Long Quân – Âu Cơ hay không.

Trước đó, các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Nhân Dân điện tử đã có bài viết liên quan đến việc Bình Định đang dự tính xây dựng công trình phù điêu tạc thẳng vào vách núi Bà Hỏa. Công trình có chiều dài 80 m, cao 36 m, diện tích khoảng 25 nghìn m2; được tạc thành ba lớp, khắc họa hình tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ, 18 vị vua Hùng và các nhân vật đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam (mỗi dân tộc khắc họa một nam và một nữ); tổng cộng có 128 nhân vật, hình tượng…

Tuy nhiên, khi thông tin về bức phù điêu được công khai đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ dư luận, người dân, giới chuyên môn. Nhiều ý kiến lo ngại rằng, chủ đề và phương án triển khai bức phù điêu không thiết thực, khó thực thi, gây lãng phí ngân sách…


TheoNhanDan

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục