(HBĐT) - Muốn có và lưu lại những hình ảnh đẹp, hay muốn tìm chất liệu, bối cảnh… khơi nguồn sáng tác, hãy đến với hồ Hòa Bình! Đó là những lời  "truyền tai” mà tôi nghe được từ các họa sỹ, nghệ sỹ nhiếp ảnh Hòa Bình, Hà Nội trong chuyến đi thực tế sáng tác trên hồ Hòa Bình.



Các hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh tác nghiệp trên hồ Hòa Bình.          

Du ngoạn trên hồ, họa sỹ Nguyễn Hải, hội viên Hội Mỹ thuật TP Hà Nội giơ máy ảnh chụp liên hồi những khuôn hình đẹp. Khi được hỏi sao không phải là ký họa mà là chụp lại những bức hình, họa sỹ giải thích: Bởi chúng ta đi không hẹn điểm dừng và nếu có dừng ở điểm nào đó cũng không đủ thời gian để ký họa, đành phải chụp để lưu lại. Hơn thế, hồ Hòa Bình quá đẹp, đã đến đây mà không lưu lại những khuôn hình đẹp này thì thật lãng phí!

Thật vậy, nhiều du khách đã miêu tả hồ Hòa Bình đẹp đến ngẩn ngơ lòng! Đây là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ, có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha, 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha… Hồ Hòa Bình là sự kết hợp hoàn mỹ của thiên nhiên, hoang sơ mà say đắm. Với những tiềm năng lớn đó, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Để khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, xây dựng hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia - một trong những nội dụng quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu đặt ra là: Đến năm 2020, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình bước đầu đáp ứng các điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, phong phú, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc Hoà Bình; trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh và là 1 trong 12 khu du lịch trọng tâm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình.

 Nhằm tăng cường quảng bá giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các sản phẩm du lịch đặc trưng trên hồ Hòa Bình, tháng 5/2019, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hội VH-NT, Đài PT-TH tỉnh tổ chức Cuộc thi Ảnh - video clip quảng bá về khu du lịch hồ Hòa Bình năm 2019. Trong 5 tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 405 tác phẩm nhiếp ảnh, trong đó có 30 bức ảnh quý (là những sưu tầm về hình ảnh của khu Thác Bờ, chợ Bờ trên sông Đà, trước khi xây dựng thủy điện Hòa Bình) và 18 video clip quảng bá về khu du lịch hồ Hòa Bình. Các bức ảnh, video clip ghi lại một cách chân thực cảnh đẹp thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, những lễ hội truyền thống, những nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống đời thường của người dân sống ven hồ Hòa Bình. Lễ trao giải đã được tổ chức vào tuần cuối tháng 11 vừa qua. Phấn khởi, hân hoan là tâm trạng chung của những người tham dự và đoạt giải. Với Ban tổ chức, thành công lớn nhất là có được bộ ảnh đẹp, những video clip quý giá quảng bá về khu du lịch hồ Hòa Bình. Hy vọng trong thời gian tới, hồ Hòa Bình sẽ đón ngày càng đông đảo du khách đến thăm quan, thưởng ngoạn, check in. 

Thúy Hằng

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục