Hướng tới kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội”.

Sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” do PGS.TS. Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cùng sự tham gia của 50 nhà nghiên cứu văn hóa uy tín dày công biên soạn căn cứ vào các văn bản lưu trữ kết hợp với sưu tầm, trực tiếp thực tế tại các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc ở Hà Nội.

Cuốn sách giới thiệu hơn 130 sự tích các vị Thành hoàng. Đây chính là di sản văn hóa do cha ông ta để lại từ ngàn năm, hình thành nên bản sắc văn hóa riêng có của Việt Nam nói chung và Thăng Long - Hà Nội nói riêng.

 


Bìa sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” (Ảnh:  Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật)

Việc xuất bản cuốn sách mang ý nghĩa thiết thực, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa trong điều kiện các địa phương vẫn thờ phụng Thành hoàng nhưng không còn lưu giữ được thần tích của làng mình, không biết vị Thành hoàng đang thờ đó là ai, công trạng thế nào, những nghi thức, quy định trong tế lễ, hội hè đình đám xa xưa là gì và tại sao lại như vậy…"Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” chắt lọc trong 480 trang, từ những nghiên cứu của các hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội về tục thờ Thành hoàng - các vị thần được dân thờ phụng tại đình, đền, miếu ở mỗi làng là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công khai hoang mở đất, các vị tổ nghề… Được viết theo lối kể sự tích, với những dẫn chứng sinh động, gần gũi, quen thuộc, cuốn sách giúp bạn đọc hiểu sâu sắc đất và người Hà Nội trong lịch sử nghìn năm, bên cạnh đó có không ít những phát hiện thú vị.

 

Bên cạnh cuốn sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội”, hai cuốn "Các vị thần Thăng Long - Hà Nội” và "Hội làng Thăng Long - Hà Nội” được các hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội biên soạn và xuất bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là những đóng góp đáng quý, giúp cho độc giả, nhà nghiên cứu hiểu biết và có những thông tin thú vị về mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến./.

Theo Dangcongsan.com.vn
 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục