(HBĐT) - Hiện nay, tỉnh ta có 786 di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT), trong đó, Mo Mường và chiêng Mường là 2 DSVHPVT độc đáo của tỉnh. 

 


Trình tấu chiêng Mường trong Lễ hội Khai hạ Mường Bi - Tân Lạc năm 2020.                                                                      
Nhìn chung, các dân tộc ở Hòa Bình vẫn giữ được những nét cơ bản trong phong tục, tập quán của dân tộc mình. Các giá trị di sản về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết được bảo tồn; tri thức dân gian, trang phục được lưu giữ.

Nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi Đẻ đất - Đẻ nước... vẫn lưu giữ và được đánh giá cao. Ngôi nhà sàn có phần mai một, nhưng nhiều địa phương như Lạc Sơn, Tân Lạc đang phục dựng nhà sàn bằng vật liệu bê tông thay cho gỗ như trước kia. Người Tày vẫn giữ được bản sắc riêng, độc đáo như làn điệu dân ca, duy trì học chữ cổ trong cộng đồng... Người Dao giữ phong tục cấp sắc, Tết nhảy, học chữ cổ... Người Mông giữ được trang phục, kiến trúc nhà ở, nghề rèn, vẽ sáp ong, ngôn ngữ, Tết Mông, cùng với các lễ hội, âm nhạc - khèn Mông...

Đặc biệt, thời gian gần đây đã có những tín hiệu đáng mừng như: sự phát triển của hệ thống lễ hội truyền thống, chiêng Mường. Nhất là giá trị của Mo Mường và vai trò của các ông Mo đã được Nhân dân coi trọng, tôn vinh. Các huyện trong tỉnh đã triển khai nhiều lớp truyền dạy chữ Dao, Tày, Thái, Mông, chữ Mường và trình tấu chiêng Mường, múa Mường… để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, có một thực tế là, phong tục tập quán, đặc biệt là giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian đang có nguy cơ bị thay thế. Tầng lớp nắm giữ tri thức dân gian hiện nay tập trung ở những người lớn tuổi cũng mai một dần. Hiện, toàn tỉnh có 18 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú. Lớp trẻ đại đa số không am hiểu phong tục tập quán của dân tộc, thậm chí một số còn không biết nói ngôn ngữ của dân tộc mình. Hơn bao giờ hết, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị VHPVT tiêu biểu các dân tộc cần được nghiêm túc nhìn nhận, chú trọng.

Trước thực tế đó, tỉnh đã xây dựng lộ trình cụ thể để bảo tồn, phát huy giá trị VHPVT. Năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo thực hiện việc kiểm kê DSVHPVT các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Kết quả, đã kiểm kê 786 DSVHPVT của 5 dân tộc thiểu số, gồm: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công và tri thức dân gian. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trương cho phép tổ chức tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học 2 DSVHPVT, đó là Mo Mường và chiêng Mường. Xây dựng, từng bước áp dụng bộ chữ phiên âm tiếng Mường. Xây dựng hồ sơ DSVHPVT Mo Mường Hòa Bình, trình UNESCO công nhận là DSVHPVT tiêu biểu, cần bảo vệ khẩn cấp.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: Di sản có tồn tại được hay không và nó sống trong đời sống đương đại như thế nào đều phải dựa vào cộng đồng. Bởi vậy, hiện tại, Sở VH-TT&DL đã, đang tham mưu cho tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018 - 2030.  Mục tiêu nhằm tổ chức sưu tầm, kiểm kê bổ sung các tài liệu, tư liệu VHPVT, hiện vật liên quan đến những DSVHPVT tiêu biểu các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bảo quản cấp thiết đối với tài liệu, hiện vật quý hiếm đã có, hoặc mới sưu tầm, là DSVHPVT tiêu biểu của 5 dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Lập hồ sơ khoa học 10 DSVHPVT tiêu biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trình Bộ VH-TT&DL phê duyệt, đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia. Hoàn thành đề án hồ sơ khoa học DSVHPVT Mo Mường Hòa Bình, đề nghị Chính phủ trình tổ chức UNESCO công nhận là DSVHPVT của nhân loại. Tổ chức thực hiện một số dự án truyền dạy các DSVHPVT tiêu biểu như: Nghệ thuật chiêng Mường; kết cấu và cách dựng nhà sàn dân tộc Mường truyền thống; nghệ thuật hát thường đang, bộ mẹng dân tộc Mường; lịch cổ dân tộc Mường và cách sử dụng; nghệ thuật hát khắp dân tộc Tày, dân tộc Thái. Biên soạn xuất bản, phát hành các ấn phẩm giới thiệu về DSVHPVT tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình… Những nỗ lực này nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Đồng thời quảng bá về hình ảnh, văn hóa đặc sắc các dân tộc thiểu số, tạo động lực thúc đẩy chiến lược phát triển văn hóa, du lịch của tỉnh Hòa Bình.



 Thúy Hằng

Các tin khác


Trao thưởng cuộc thi sáng tác mẫu huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”; sáng tác tranh cổ động tuyên truyền các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng năm 2020

(HBĐT) - Ngày 19/5, Sở VH-TT&DL tỉnh đã tổ chức tổng kết, trao thưởng cuộc thi sáng tác mẫu huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”; sáng tác tranh cổ động tuyên truyền các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng năm 2020.

Khai trương phòng trưng bày “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta”

(HBĐT) - Ngày 19/5, Sở VH-TT&DL tổ chức khai trương phòng trưng bày "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, cùng đông đảo lực lượng đoàn viên thanh niên trong tỉnh.

Thành phố Hòa Bình duy trì hoạt động 130 câu lạc bộ văn hóa - thể thao

(HBĐT) - Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, từ cuối tháng 4 đến nay, các CLB văn hóa - thể thao của NCT trên địa bàn TP Hòa Bình đã hoạt động trở lại.

Xúc động chương trình “Dâng Người tiếng hát mùa xuân”

Tối 17-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dâng Người tiếng hát mùa xuân”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020).

Thành phố Hòa Bình: 35 thí sinh thi vẽ tranh chủ đề “Thiếu nhi với Bác Hồ” năm 2020

(HBĐT) - Ngày 17/5, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng đội Thành đoàn Hòa Bình phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh tổ chức hội thi vẽ tranh với chủ đề "Thiếu nhi với Bác Hồ” thành phố Hòa Bình năm 2020.

Hoa bằng lăng – màu tím thủy chung đi qua từng mùa hạ

(HBĐT) - Tháng 5 về, nắng hè đổ xuống gay gắt hơn, cái nóng, cái oi bức của mùa hạ dường như đã được cảm nhận rõ. Trên mọi nẻo đường của phố phường TP Hòa Bình, hoa bằng lăng đã bắt đầu nở rộ. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục