(HBĐT) - Tháng 5 về, nắng hè đổ xuống gay gắt hơn, cái nóng, cái oi bức của mùa hạ dường như đã được cảm nhận rõ. Trên mọi nẻo đường của phố phường TP Hòa Bình, hoa bằng lăng đã bắt đầu nở rộ. 


Bằng lăng nở rộ trên đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình).

Không rực rỡ như hoa phượng, không ấn tượng như hoa sen nhưng vẻ đẹp giản dị của bằng lăng lại khiến nhiều người đi qua phải ngỡ ngàng trước những chùm hoa tím.

Cây bằng lăng được trồng ở hầu hết các con đường của TP Hòa Bình, nhưng nhiều và nổi bật hơn cả ở đường Trần Hưng Đạo, Chi Lăng và đường vào xóm Đằm (phường Dân Chủ). Được biết đến như một loài hoa đặc trưng của miền nhiệt đới Nam Á. Cây bằng lăng ban đầu được trồng để làm đẹp cảnh quan đô thị và tạo bóng mát, sau dần trở thành một điểm nhấn quen thuộc với người dân Hòa Bình mỗi dịp hè về. Đặc biệt, đối với nhiều bạn trẻ đam mê chụp ảnh, những hàng cây bằng lăng tím ngắt sẽ là một địa điểm lý tưởng để cho ra đời những bức ảnh chào hè đầy thơ mộng.

Hoa bằng lăng thường mọc thành từng chùm ở đầu cành, có chiều dài từ 20-30cm. Mỗi bông hoa khi nở xòe rộng và được tạo thành từ 6 cánh hoa mỏng, nhẹ như giấy. Bằng lăng có nhiều loại màu khác nhau: tím, hồng, trắng... nhưng hoa tím là loại phổ biến hơn cả. Trời càng nắng gắt, màu hoa tím càng rực rỡ, tô điểm cả một góc phố. Loài hoa mỏng manh, mang màu sắc của sự thủy chung, son sắt này từ lúc nào đã hòa vào hơi thở, nhịp sống người dân thành phố bên sông Đà. 

Bằng lăng đẹp là thế, mộng mơ là thế nhưng dường như những chùm hoa tím lại nở nhanh và cũng rụng rất nhanh. Chỉ vài ngày khoe sắc, màu tím sẽ nhạt dần và cánh hoa bắt đầu rơi rụng dưới mặt đất để lại trong lòng người với bao tiếc nuối. Vẻ đẹp mỏng manh, lãng mạn của loài hoa này khiến nhiều người xao xuyến khi nghĩ về ngày chia tay của các cô cậu học trò, về những rung động trong sáng đầu đời của một thời áo trắng, với nhiều vấn vương, nhẹ nhàng, lãng mạn. Lặng lẽ khoe sắc dưới những tán cây, bằng lăng cũng khơi gợi bao cảm xúc, suy tư về những hoài niệm về một thời đã qua.

Sắc tím dịu dàng của bằng lăng như làm chậm đi nhịp sống hối hả, bon chen thường nhật, cũng làm dịu bớt đi cái nóng đầu hè. Cùng gia đình thả bộ trên con đường Chi Lăng đầy sắc tím, chị Bùi Thị Thanh, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) chia sẻ: Mỗi buổi chiều, sau một ngày dài làm việc và học tập mệt mỏi, gia đình tôi thường có thú đi bộ dưới những hàng cây bằng lăng, vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa thư giãn đầu óc. Bắt đầu vào hè, hoa bằng lăng nở rộ càng khiến xua tan đi những bộn bề của cuộc sống. Con gái tôi cũng rất thích tạo dáng dưới hàng cây hoa tím để lưu lại những bức ảnh kỷ niệm cùng gia đình. Chúng tôi mong sẽ có nhiều hơn nữa những hàng cây ở TP Hòa Bình để người dân vừa được đi bộ dưới bóng mát, vừa có thể ngắm hoa mỗi độ hè về.

Những hàng cây bằng lăng đã đi qua bao nhiêu mùa hạ, đã chứng kiến bao nhiêu mùa chia ly của các cô cậu học trò, đã chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm đẹp của tình yêu đôi lứa. Những chùm bằng lăng nở rộ cũng như để nhắc nhớ về một tình yêu trong sáng, bay bổng mà thủy chung. Bằng lăng nở cùng tiếng ve kêu râm ran như chỉ dấu cho người dân Hòa Bình rằng lại một mùa hạ nữa lại đến, một mùa hè với nhiều màu sắc sinh động, rực rỡ: "Tím lung linh một con đường/ Bằng lăng trên phố thân thương gọi hè...”.


Khánh Linh

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục