Tối 17-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dâng Người tiếng hát mùa xuân”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020).

 

 
Các ca sĩ Việt Nam và nước ngoài thể hiện ca khúc về Bác (Ảnh: TTXVN).

Đến dự chương trình, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội; Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Tô Lâm, Đại tướng, Bộ trưởng Công an; Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Tham dự chương trình còn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc VIệt Nam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành…

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo nội dung; chỉ đạo nghệ thuật là PGS.TS, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Tổng đạo diễn: NSND Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Đạo diễn là các NSƯT Trần Ly Ly, Trường Bắc. Các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Nhà hát Dân gian Việt Bắc, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội… Đơn vị chủ trì là Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Chương trình gồm ba phần: Người là Hồ Chí Minh, Những bông hoa trong vườn Bác và Dâng Người tiếng hát mùa xuân.

Phần 1 là những tác phẩm ngợi ca về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và giải phóng dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Phần 1 gồm các tác phẩm: Dấu chân phía trước (Sáng tác: Phạm Minh Tuấn), Tiếng hát giữa rừng Pác Bó (Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (Sáng tác: Văn Cao), Đôi dép Bác Hồ (Nhạc: Văn An, Thơ: Tạ Hữu Yên), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (Sáng tác: Trần Chung), Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (Sáng tác: Huy Thục), Non nước Vọng lời ru (Sáng tác: Ngọc Thịnh), Người là Hồ Chí Minh (Sáng tác: Ewan MacColl).

Phần 2 gồm các tác phẩm chọn lọc mang âm hưởng vùng miền, đại diện các dân tộc biết ơn, ngợi ca công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Những bông hoa trong vườn Bác (Sáng tác: Văn Dung), Suối Lênin (Nhạc: Phạm Tuyên, Thơ: Trần Văn Loa), Miền nam nhớ mãi ơn Người ( Nhạc: Lưu Cầu, Thơ Trần Nhật Lam), Miền trung nhớ Bác (Sáng tác: Thuận Yến), Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên (Sáng tác: Lê Lôi), Bác Hồ một tình yêu bao la (Sáng tác: Thuận Yến).

Phần 3 gồm các tác phẩm: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (Sáng tác: Cao Việt Bách), Trông cây lại nhớ tới Người (Sáng tác: Đỗ Nhuận - Đỗ Trung Phong), Chúng con canh giấc ngủ của Người (Sáng tác: Nguyễn Đăng Nước), Nụ cười tháng 5 (Sáng tác: Xuân Thủy), Hành khúc theo chân Bác (Sáng tác: Trọng Đài), Em mơ gặp Bác Hồ (Sáng tác: Xuân Giao), Dâng Người tiếng hát mùa xuân (Sáng tác: Nguyễn Văn Thương), Hát về Người (Sáng tác: Đoàn Bổng).

Chương trình có sự góp mặt của đông đảo các nghệ sĩ của cả ba miền. Khán giả xúc động với màn trình diễn của các nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ như Quang Thọ, Quốc Hưng cùng giọng ca nhí của Nhà văn hóa Thiếu nhi quận Ba Đình, Hà Nội. Khán giả cũng gặp lại nhiều ca sĩ tên tuổi, từng được yêu mến như các NSND Trung Đức, Thu Hiền, NSƯT Thái Bảo. Một điểm nhấn đặc biệt nữa của chương trình là ca khúc Người là Hồ Chí Minh (sáng tác: Ewan MacColl) do ca sĩ Mỹ Dung và nhóm nghệ sĩ người nước ngoài thể hiện, gây ngạc nhiên và thích thú cho khán giả.

Cùng với các nghệ sĩ đã thành danh như NSND Tạ Minh Tâm, các NSƯT Phan Lương, Thúy Hằng, Đăng Dương, Phương Thảo…, những giọng ca trẻ như Phúc Tiệp, Tiến Hưng, Vương Long, Kiều Minh… cũng đã góp phần vào thành công của chương trình, trên nền nhiều đoạn phim tài liệu, tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Kết thúc buổi diễn, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ.


Theo báo Nhân Dân

 

Các tin khác


Thể lệ Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử”

(HBĐT) - Giải báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử” do Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức.

Trải nghiệm đặc biệt trong Bảo tàng Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Ngày 19/5 năm nay đánh dấu tròn 30 năm khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh – công trình văn hóa tưởng niệm đã đi vào hoạt động đúng ngày 19/5/1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác.

"Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng - Đạo đức"

Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), thiết thực triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Nhà xuất bản Thông tấn đã xuất bản và giới thiệu tới bạn đọc cả nước cuốn sách "Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng - Đạo đức".

Trưng bày ''Khát vọng tự do'' của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày

Ngày 14/5, trưng bày "Khát vọng tự do” diễn ra tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) thu hút sự tham gia của đông đảo nhân chứng lịch sử và công chúng.

Giữ gìn, phát triển khúc hát dân ca ví, giặm trên quê Bác

Lúc sinh thời, dù bộn bề công việc của Đảng, Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian quý báu của mình cho khúc hát dân ca ví, giặm của quê nhà, vốn được Người trân trọng từ thuở còn trẻ và thường đi nghe hát phường vải. Và câu hò xứ Nghệ ấy vẫn day dứt theo Bác trước lúc đi xa.

Gia hạn thời gian nhận bài dự thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề “Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới” trên Báo Hoà Bình

(HBĐT) - Theo Kế hoạch số 53-KH/BHB, ngày 19/8/2019 của Báo Hòa Bình, Cuộc thi viết Phóng sự - Ký sự trên Báo Hòa Bình năm 2019 - 2020 sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31/5/2020. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục