(HBĐT) - Mộc mạc, mang nặng ngôn từ... khẩu hiệu, nhưng đôi lúc cũng hết sức dí dỏm, dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm nhận, đó là những vần thơ "theo dòng thời sự”, hưởng ứng tinh thần chống dịch "Co vy" (Covid-19) do các hội viên câu lạc bộ (CLB) thơ - ca Hòa Bình chắp bút.


Bài thơ Chống dịch Covid của tác giả Bùi Thị Thúy mang thông điệp tuyên truyền phòng chống, đẩy lùi dịch Covid-19.   

Khi dịch Covid-19 bùng phát, thực hiện lời răn dạy của Bác Hồ: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy", các thành viên CLB thơ - ca trong toàn tỉnh tích cực sáng tác để góp phần chống dịch. Đếm sơ sơ trong tập thơ "Hương đất Mường” tập III, xuất bản tháng 12/2020 đã có hơn 40 bài thơ nội dung liên quan đến tinh thần chống dịch. Theo dõi sát sao những chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh, tác giả Bùi Thị Thúy, CLB thơ - ca Nắng Xuân "khuyến cáo” qua thơ: "Thời xưa đánh trận hiểm nguy/ Thời nay chống dịch cách ly ở nhà/ Mọi người chớ có vào ra/ Hội hè, tiệm nhảy, quán trà, cà phê/ Thể thao đi bộ về quê/ Tránh nơi đông đúc hả hê nói cười/ Covid-19 - đại dịch rồi/ Nhà nhà, khối phố… ta thời nhắc nhau/ Cách ly nhưng chớ lo âu/ Tinh thần chống dịch trước sau vững vàng/ Ra đường nhớ đeo khẩu trang/ Cách nhau hai mét, chăm làm vệ sinh…”.  Thời điểm thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, tác giả Nguyễn Quốc Lập có bài thơ "Cách ly” với những câu từ hết sức nhẹ nhàng nhưng sâu sắc: "Lâu ngày không gặp được nhau/ Chắc là tránh dịch ở đâu đó mà/ Cũng vì Covid… gây ra/ Làm cho ta phải tránh xa nhiều người/ Muốn thắng dịch phải kịp thời/ Cách ly tuyệt đối nghỉ ngơi ở nhà/ Bao giờ đại dịch đã qua/ Anh em ta lại vỡ òa bên nhau”.  

Chứng kiến tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng người Việt trong những tháng ngày chống dịch Covid-19, tác giả Nguyễn Đức Mão có những vần thơ hào sảng: "Việt Nam dân tộc anh hùng/ Thương yêu đoàn kết cộng đồng bên nhau/ Khó khăn gian khổ đến đâu/ Đồng tâm nhất trí giúp nhau cùng làm/ Chống dịch virus gian nan/ Làm theo ý Đảng xua tan đẩy lùi…” .

Cảm động trước tinh thần kiên trung, ý chí kiên cường của những chiến sỹ áo xanh, áo trắng trên mặt trận chống dịch, tác giả Phùng Thị Lễ viết: "Anh lính Cụ Hồ thời Covid/ Anh nào cũng giống anh nào/ Hết lòng vì dân phục vụ/ Dễ thương, nhân hậu biết bao/ Nhường giường, nhường chiếu, nhường nhà ở/ Lều bạt ven rừng ngủ qua đêm/ Gian khổ, khó khăn anh chỉ nghĩ/ Đồng bào có giấc ngủ ấm êm/ Những người thầy thuốc thời Covid/ Ầm thầm lặng lẽ hy sinh/Bám trụ giữa trung tâm ổ dịch/ Gác lại phía sau sự sum họp gia đình…”. 

Khi  Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo kết quả khả quan về tình hình kiểm soát dịch bệnh, tác giả Nguyễn Chính Nghĩa bày tỏ niềm vui, niềm tự hào về người dân đất Việt: "Nước ta lịch sử sáng từng trang/ Đại dịch ngày nay thắng vẻ vang/ Thế giới loay hoay chưa chặn được/ Việt Nam buộc chúng phải quy hàng/ Gian nan mới biết gương quân tử/ Thế hiểm thời cơ dẹp trái ngang/ Quyết sách non sông đi đúng hướng/ Toàn dân vững bước dưới sao vàng”. Tuy tình hình dịch bệnh trong nước đã tạm lắng, nhưng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, khiến những người dân đất Việt có người thân đang học tập, nghiên cứu, làm việc hay sinh sống ở nước ngoài đứng ngồi không yên. Trong luồng cảm xúc đó, tác giả Hà Quang Ừa gửi tới người em là lưu học sinh ở Liên bang Nga những lời thơ mộc mạc, chân thành vừa để trấn an, vừa cảnh báo về phòng, chống đại dịch: "Một mùa đại dịch sắp qua/ Gửi em gái nhỏ phương xa tin mừng/ Quê ta thắng giặc tưng bừng/ Covid còn đó xin đừng chủ quan/ Cuộc chiến hãy còn gian nan/ Chung sức đoàn kết dập tan quân thù/ Nắng lên tan hết mây mù/ Việt Nam rạng rỡ mùa thu Ba Đình”…

Trong điều kiện cả nước căng mình phòng, chống dịch Covid-19, những nhà thơ, người yêu thơ của Hòa Bình đã không đứng ngoài cuộc. Bằng nguồn cảm xúc tự thân, bằng ngòi bút, trang giấy, họ đã tình nguyện trở thành "chiến sỹ” trên mặt trận tuyên truyền. Qua đó, góp phần cổ vũ tích cực cho toàn xã hội đoàn kết, có niềm tin vững chắc, cùng chung tay chiến thắng đại dịch Covid-19, đem lại cuộc sống bình yên cho mỗi nếp nhà.


Lam Nguyệt 
(Hội Nhà báo tỉnh)


Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục