(HBĐT) - Đó là một trong những nội dung lớn của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được Ban Chỉ đạo phong trào huyện Yên Thủy tích cực triển khai. Qua đó, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, xã hội, góp phần quan trong hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP của địa phương, củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở.


Đoạn đường nông dân tự quản xóm Hạ, xã Phú Lai (Yên Thủy) tạo cảnh quan môi trường sạch - đẹp.

Đã thành thông lệ, mỗi buổi chiều, sau một ngày làm việc, lao động hăng say, người dân ở các khu dân cư phố Sấu, Đình, Trác, Thượng... xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) lại hẹn nhau tại các sân nhà văn hóa phố, xóm để tập luyện, thi đấu thể thao nâng cao thể chất, cũng là hoạt động vui chơi, thư giãn, có ý nghĩa cổ vũ tinh thần. Theo chị Bùi Thị Lụa, hội viên chi hội phụ nữ phố Sấu, nhiều chương trình thể thao, văn hóa thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp, với người già, các bậc trung tuổi và chị em phụ nữ là bộ môn bóng chuyền hơi, yoga, dưỡng sinh, khiêu vũ. Trong giới trẻ, ngoài một số thanh, thiếu niên tham gia chơi bóng chuyền thì nhiều bạn yêu thích môn bóng đá. Hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ sôi nổi, tích cực, trở thành nhu cầu không thể thiếu, giúp hình thành, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Giai đoạn 2016 - 2020, thị trấn Hàng Trạm, các xã: Yên Trị, Ngọc Lương, Lạc Lương... là những đơn vị đi đầu, điển hình trong thực hiện xây nếp sống văn hóa, văn minh của huyện. Bên cạnh việc chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khu dân cư đã xây dựng, bổ sung vào quy ước, hương ước xóm, thôn về việc thực hiện nếp sống văn minh với những mục tiêu phấn đấu cụ thể. Từ đó, môi trường văn hóa lành mạnh, trật tự, kỷ cương được tăng cường. Trong quy ước, hương ước của các khu dân cư đề cập nhiều đến thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan để Nhân dân thực hiện. Bên cạnh đó, hoạt động của các tổ an ninh, tổ hòa giải, mô hình tự quản về môi trường, tổ phòng, chống bạo lực gia đình... đi vào nề nếp.

Đồng chí Trần Trung Kiên, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Cùng với nội dung xây dựng nếp sống văn minh, việc thực hiện quy ước, hương ước đã xóa bỏ, hạn chế được nhiều tục lệ, hủ tục. Như trong việc cưới đã cơ bản xóa bỏ tục lệ thách cưới, nòm cả, lễ vật cho "ông mai, bà mối" của dân tộc Mường, tổ chức ăn uống linh đình nhiều ngày gây lãng phí, nạn ép hôn, tục lệ mai mối... Trong việc tang, một số hủ tục lạc hậu, lễ lạt tốn kém như mời thầy trượng, thầy cúng đến cúng "làm bữa" cho người chết trong nhiều ngày, họ hàng thông gia, con cháu phúng viếng bằng thủ lợn, mâm xôi, rượu gạo, ăn uống linh đình... không còn diễn ra, thay vào đó là các nghi lễ phúng viếng gọn gàng, bảo đảm trang trọng, ý nghĩa. Trong tổ chức lễ hội có sự hướng dẫn, phối hợp của các cơ quan chức năng, đảm bảo mang giá trị văn hóa cao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, nhu cầu tâm linh truyền thống hướng về cội nguồn của người dân.

Hiện nay, trên địa bàn huyện duy trì hoạt động của 115 tổ an ninh bảo vệ xóm thôn, 115 tổ hoà giải, 812 tổ liên gia tự quản về ANTT, 14 câu lạc bộ và đội thanh niên phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, 6 mô hình tự quản về môi trường, 34 tuyến đường tự quản, 14 tổ phòng, chống bạo lực gia đình, 9 dòng họ tự quản, 1 nhà tự quản, 41 CLB (CLB) phụ nữ về quản lý người thân trong gia đình không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội... Các mô hình phát huy hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục con em, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, hạn chế tai tệ nạn xã hội.

Việc thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đã thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa của huyện đạt 84,86%, có 105/115 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa, chiếm 91,3%. Toàn huyện có trên 100 đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở hoạt động thường xuyên; 80 CLB thể dục thể thao với trên 22.100 người tập thể dục, thể thao thường xuyên, 3.860 hộ gia đình thể thao.  


Bùi Minh


Các tin khác


Thưởng thức "Truyện Kiều" của Nguyễn Du theo lối ngâm truyền thống

Sau một năm thực hiện, các nghệ sỹ dòng nhạc cổ truyền đã hoàn thành dự án "Ngâm Kiều toàn truyện" theo lối ngâm độc đáo gắn liền với kiệt tác "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du.

Tài năng trẻ pi-a-nô với tấm lòng thiện nguyện

Mới 15 tuổi, Võ Minh Quang (trong ảnh) học sinh lớp 9A3, Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) và lớp Tài năng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã được tôn vinh trong danh sách "10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bình chọn. Ngoài thành tích xuất sắc trong âm nhạc, nghệ sĩ trẻ này còn là tấm gương tiêu biểu cho ý thức trách nhiệm công dân, thường xuyên tham gia các chương trình hòa nhạc gây quỹ thiện nguyện, tạo hiệu ứng tốt với công chúng.

Nguy cơ mối mọt xâm hại phố cổ Hội An

Khảo sát mới đây của các đơn vị chức năng cho thấy, 265 di tích trong các khu phố cổ thuộc TP Hội An (Quảng Nam) đang bị mối mọt gây hại ở mức nặng và rất nặng. Việc triển khai các giải pháp xử lý tình trạng này là điều cấp thiết ngay nhằm ngăn chặn kịp thời sự phá hại cũng như ngăn ngừa sự tái xâm nhập trở lại của các tổ mối đang gây hại cho các công trình.

Huyện Lương Sơn: Lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

 (HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (KDCNTMKM), giai đoạn 2018-2020, đến nay, huyện Lương Sơn có 9 KDCNTMKM đạt chuẩn theo quy định. Phong trào xây dựng KDCNTMKM góp phần tạo nên những miền quê trù phú, phát triển. Xây dựng KDCNTMKM là yếu tố cốt lõi trong việc nâng cao chất lượng tiêu chí xã NTM, huyện NTM, tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTMKM.

Đắm say điệu Rằng, Thường ở Mường Vang

(HBĐT) - Dư âm về "chiếu hát" lần đầu tiên được mở lại sau nhiều năm ở sân hội đình Khói, xã Ân Nghĩa vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người dân vùng đất Mường Vang - Lạc Sơn. Không khí sôi nổi, điệu hát đắm say, cả hội xuân như cuốn theo "chếu hát”...

Huyện Cao Phong: Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Địa điểm thành lập Trung đoàn 12 Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 26/3, tại xóm Bãi Bệ I, xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh "Địa điểm thành lập Trung đoàn 12 Hòa Bình, năm 1951". Dự lễ có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,  Sở VH-TT&DL, Bộ CHQS tỉnh và một số sở, ngành, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục