Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng năm Tân Sửu 2021 cho biết, năm nay là năm lẻ nên Giỗ Tổ Hùng Vương do tỉnh Phú Thọ tổ chức.

Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên Giỗ Tổ năm nay ngoài tổ chức phần lễ, nội dung phần hội chỉ tổ chức một số những hoạt động văn hóa dân gian truyền thống.


Du khách dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tại đền Thượng. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Các nội dung phần lễ gồm: Lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ vào ngày 17/4 (tức ngày 6/3 âm lịch); Lễ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ dâng hoa tại bức Phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong ngày 21/4 (tức ngày 10/3 âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thành, thị trong tỉnh diễn ra từ ngày 1-7/3 âm lịch…

Để Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng diễn ra an toàn, trang nghiêm, thành kính, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các ngành liên quan tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết, bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, UBND tỉnh Phú Thọ giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện kế hoạch chi tiết Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021, nêu rõ cách thức tổ chức bảo đảm tiết kiệm, trang trọng và thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch; hướng dẫn tổ chức tuyên truyền trực quan trên địa bàn thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị nhằm quảng bá Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021 cùng các di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Hát Xoan Phú Thọ.

Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì xây dựng kịch bản nội dung phần lễ; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và quản lý một số hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại khu di tích, đồng thời phối hợp với Sở Y tế triển khai phun thuốc khử khuẩn tại các các địa điểm dâng hương, các khu vực tại di tích trước và trong thời gian tổ chức các buổi lễ; tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân thực hiện nghiêm Thông điệp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế; đeo khẩu trang nơi công cộng; bổ sung biển chỉ dẫn, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tại điểm đón tiếp, các khu vực đền, chùa trong di tích và các địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa…

Ngoài ra, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng cũng đã thực hiện nghiêm các công tác đảm bảo an ninh trật tự, bố trí các bãi đỗ xe hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về tham quan, lễ bái.

Công tác vệ sinh môi trường cũng được chú trọng, các khuôn viên vườn hoa cây cảnh thường xuyên được chăm sóc, trồng bổ sung và cắt tỉa gọn đẹp, các khu vệ sinh công cộng được bố trí đảm bảo sạch sẽ và phù hợp với cảnh quan. Ban tổ chức cũng tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, các hộ kinh doanh trong khu vực.

Bên cạnh việc tổ chức phần lễ, Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng năm 2021 sẽ tổ chức thêm hoạt động văn hóa: đánh trống đồng, đâm đuống (từ ngày 7-9/3 âm lịch), Hội thi gói, nấu bánh Chưng và giã bánh Giầy tỉnh Phú Thọ lần thứ VIII (ngày 8/3 âm lịch). Đây là những hoạt động văn hóa dân gian truyền thống nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

 

                                Theo Baotintuc

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn bảo tồn và phát huy giá trị Mo Mường

(HBĐT) - Mo Mường là di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình nói chung và của huyện Lạc Sơn nói riêng. Mo Mường huyện Lạc Sơn còn lưu giữ trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Mường với 23 nghi lễ cổ truyền và có trên 50 nghệ nhân đang thực hành Mo Mường. Huyện đã và đang triển khai đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy có hiệu quả hoạt động của các nghệ nhân Mo Mường, cũng như khôi phục lại các bài Mo truyền thống và sưu tầm những áng Mo đã bị thất truyền để truyền lại cho thế hệ kế cận.

Hơn 600 bộ áo dài lung linh khoe sắc tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Các bộ sưu tạp áo dài không chỉ tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc, các mẫu thiết kế còn thể hiện sự giao lưu văn hóa khi khai thác họa tiết từ nét đẹp văn hóa truyền thống của 15 nước trên thế giới.

Thưởng thức ẩm thực Hòa Bình ở ngã ba bãi Sang

(HBĐT) - Khu vực ngã ba Bãi Sang (trước thuộc xã Đồng Bảng, nay thuộc xã Đồng Tân, huyện Mai Châu) từ lâu đã được biết đến là điểm dừng chân ăn uống quen thuộc của những lái xe đường dài trên tuyến đường Hà Nội, Hòa Bình – Sơn La. Thực phẩm tươi sống, chế biến theo cách truyền thống cộng với những gia vị đặc trưng cùng với giá cả phải chăng khiến cho ẩm thực ngã ba bãi Sang ngày càng hấp dẫn thực khách. Giờ đây, không chỉ có lái xe đường dài, ngã ba bãi Sang đã trở thành điểm dừng chân không thể thiếu của khách du lịch trên cung đường khám phá Tây Bắc. Nhiều nhà hàng mới được xây dựng, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ sang trọng càng làm cho ẩm thực ngã ba bãi Sang thêm nức tiếng.

Mê mẩn Trà sư trong vũ khúc hoàng hôn

(HBĐT) - Du lịch để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên chính là một cách tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Hoàng hôn cũng là khoảnh khắc chuyển giao như một phép màu kỳ lạ, Trà Sư duyên dáng khoác lên mình chiếc "phượng bào” đỏ rực kiêu sa hòa quyện cùng sắc vàng quý tộc dệt nên thước lụa tinh tế lấp lánh nắng chiều. Tác phẩm nghệ thuật được chế tác công phu từ bàn tay tạo hóa, toát lên vẻ đẹp lộng lẫy đồng điệu trong không gian chẳng khác chi cảnh vật "địa đàng trần gian”. Nếu bạn đang cảm thấy mỏi mệt, một buổi chiều thư giãn và chìm trong khung cảnh lãng mạn, đắm mình trong không gian ảo diệu của ánh hoàng hôn ở Trà Sư sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Chính phủ hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật chất lượng cao

Ngày 8/4/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 558/QĐ-TTg về Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục