Mới đây Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Điện Biên, CLB lữ hành Unesco đã tiến hành khảo sát tuyến du lịch lên đỉnh Pu Tó Cọ, nơi đặt Đài quan chiến dịch Điện Biên Phủ với mong muốn để nhiều người biết hơn về địa danh lịch sử này.
Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ
Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là bằng chứng lịch sử về chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, thể hiện ý chí quyết tâm của cả dân tộc trước một lực lượng quân sự hùng mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại. Với ý nghĩa và tầm vóc đặc biệt, di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2009. Tuy nhiên, còn một số địa điểm in đậm dấu ấn của chiến dịch lịch sử này chưa được xác định kiểm kê, lập hồ sơ khoa học để xếp hạng.
Từ đỉnh Pu Tó Cọ, có thể nhìn về thung lũng Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ ngày nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung những địa điểm di tích Chiến trường Điện Biên vẫn tiếp tục được thực hiện. Sau một thời gian sưu tập, bổ sung, tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xếp hạng bổ sung 23 điểm di tích vào quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ; trong đó có Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trên đỉnh núi Pu Tó Cọ.
Theo công bố của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch), di tích Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng có diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ I là 160m2 và khu vực bảo vệ II là 5.230,5m2.
Ngọn núi Pu Tó Cọ được Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái chọn để đặt Đài quan sát, nằm gần Sở chỉ huy chiến dịch. Bộ chỉ huy chiến dịch đóng tại khu rừng Mường Phăng. Đài quan sát của Sở chỉ huy đóng trên đỉnh Pú Tó Cọ được giữ bí mật tuyệt đối, từ khi chuyển tới cho đến khi kết thúc chiến dịch.
Còn theo tài liệu của Sở VHTTDL Điện Biên, đỉnh Pú Tó Cọ có độ cao 1700m, cao nhất trong ba ngọn núi của dãy núi Pú Đồn. Đài quan sát nằm gần Sở chỉ huy tại khu rừng Mường Phăng, dưới chân dãy núi Pú Đồn.
Tại Đài quan sát luôn có chiến sĩ trinh sát, thông tin quan sát cứ điểm Điện Biên Phủ và báo cáo tình hình về Sở chỉ huy. Ngày 6/5/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên Đài quan sát trận địa trước khi quyết định chuyển sang tổng công kích. Sau 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt, chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng vào ngày 7/5/1954.
Kháo sát tìm điểm đến mới
Để hiểu rõ hơn về Khu di tích, Sở VHTTDL Điện Biên cũng đã tổ chức một số lần khảo sát, xác định địa điểm đặt Đài quan sát trên đỉnh Pu Tó Cọ nhưng hiện dấu tích không còn.
Hành trình đến với đỉnh Pu Tó Cọ bắt đầu từ bản Khá, xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) với quãng đường hơn 4km theo lối mòn của người dân trong vùng.
Đoàn khảo sát chụp ảnh trên đỉnh Pu Tó Cọ, nơi từng đặt Đài quan sát trong chiến dịch Điên Biên Phủ.
Trên cung đường dẫn đoàn khảo sát lên đỉnh Pu Tó Cọ, ông Lò Văn Hoàng, tổ trưởng bảo vệ điểm di tích Mường Phăng cho biết: Với những người đi rừng thành thạo chỉ mất khoảng 1 tiếng leo lên đỉnh, còn với những người thường mất khoảng 4 tiếng đi lên và 2 tiến đi xuống.
Gần 3 km đầu, đường mòn còn thoai thoải, men theo sườn núi dễ đi tạo điều kiện cho du khách vừa đi vừa ngắm hoa mua mua, chanh leo rừng, sơn tra (táo mèo)… Tuy nhiên khoảng 1 km cuối cùng dốc cao, trơn, nhiều cây cối rậm rạp nên người dân ít ai đặt chân lên đó. Do đó, để lên đỉnh Pu Tó Cọ ở đoạn cuối, đôi khi du khách phải luồn qua cây rừng, cần người bản địa chỉ dẫn bởi nhiều lối đi rất khó nhận diện.
Từ đỉnh Pu Tó Cọ, vào hôm trời trong xanh có thể nhìn về lòng chảo Điện Biên Phủ, ngắm toàn cảnh hồ Pá Khoang và lòng chảo Mường Thanh. Bà Phạm Thị Thảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên cho biết: Do địa điểm xa nên điểm di tích này vẫn ít người biết đến. Đơn vị cũng vài lần tổ chức cho cán bộ của Ban lên khảo sát với mục đích để mọi người hiểu hơn về các điểm di tích đang quản lý. Việc báo chí và doanh nghiệp khảo sát và đặt biểu tượng hình chóp đánh dấu độ cao đỉnh núi và vị trí đặt Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ tạo thành một điểm check in và thu hút khách ưa khám phá trong thời gian tới.
Theo góp ý của doanh nghiệp lữ hành Hà Nội tham gia đoàn khảo sát, đây là điểm đến phù hợp với loại hình trekking để hiểu hơn về một điểm di tích đóng góp phần quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, để thành điểm du lịch thì trước hết tuyến đường lên đây đỉnh Pu Tó Cọ sớm lắp biển báo chỉ đường vì có nhiều lối mòn, đồng thời đặt điểm thu gom rác kết hợp với các dịch du lịch cộng đồng.
Leo núi, băng rừng cũng là trải nghiệm để cho thế hệ trẻ thấy được sự vất vả, gian khó mà cha ông đã trải qua để có được chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu.
Theo báo Tin tức
(HBĐT) - Đài tưởng niệm Anh hùng Cù Chính Lan được xây dựng bên cạnh đường Tây Tiến, cách TP Hòa Bình 8 km, nhắc nhở sự hy sinh cao cả, xả thân ngăn chặn quân thù của người anh hùng quê hương xứ Nghệ, làm nên ngọn lửa "phong trào Cù Chính Lan”, "Anh hùng đường 6”, khẳng định thêm niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ phấn đấu, rèn luyện trở thành người chủ xây dựng quê hương, đất nước.
(HBĐT) -Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc dành nhiều quan tâm, tạo mọi điều kiện để câu lạc bộ (CLB) Mo Mường các xã, xóm thành lập và ra mắt. Đồng thời, huy động các nguồn lực, tạo chuyển biến tích cực của người dân tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
(HBĐT) - Tối 28/4, tại xã Phú Cường (Tân Lạc),Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) huyện tổ chức Chương trình tuyên truyền chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng (VNQC) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Các câu lạc bộ (CLB) văn nghệ, đội văn nghệ quần chúng được thành lập, thu hút đông đảo người dân tham gia. Với nhiều hoạt động phong phú, các đội VNQC không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân, mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
(HBĐT) - Những ngày kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày Quốc tế Lao động và chào mừng bầu cử, sắc cờ đỏ sao vàng tươi thắm trải dài trên khắp quê hương đất Mường. Từ nông thôn, bản làng, ngõ xóm, đường quê đến thị trấn, thị tứ, thành phố ngập tràn sắc cờ đỏ búa liềm, mang lại không khí vui tươi, phấn chấn, là động lực tinh thần to lớn để cán bộ và Nhân dân trong tỉnh đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước lập thành tích chào mừng những sự kiện lớn của đất nước, dân tộc.
(HBĐT) - Những ngày tháng Tư, lật dở trang sử hào hùng, gặp gỡ những bậc lão thành cách mạng, người tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cảm nhận niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của quân và dân TP Hòa Bình.