(HBĐT) - Phong trào văn nghệ quần chúng (VNQC) từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần của người dân, có sức lan tỏa và thu hút đông đảo người dân tham gia. Các câu lạc bộ (CLB), đội VNQC được thành lập không chỉ tạo sân chơi cho những người đam mê, yêu văn nghệ mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.



Đội văn nghệ xóm Mương Hạ, xã Định Cư (Lạc Sơn) thường xuyên biểu diễn, đưa dân ca Mường đến gần hơn với người dân.

Là vùng đất mang nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc với những điệu thường rang - bộ mẹng của dân tộc Mường, điệu xòe của dân tộc Thái, múa chuông của người Dao hay múa khèn của đồng bào Mông... Đây là tiền đề thuận lợi để phong trào VNQC trong tỉnh phát triển rộng khắp. 

Gần đến ngày Quốc khánh 2/9, các thành viên CLB hát Mường Khụ, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) cùng nhau tập luyện, ghi hình để phát trên kênh Youtube hát tiếng Mường Hòa Bình và biểu diễn phục vụ bà con các xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do nhân dịp Quốc khánh. Ông Bùi Văn Hành, Chủ nhiệm CLB hát Mường Khụ cho biết: CLB được thành lập tháng 9/2020, có 22 thành viên là những người am hiểu, đam mê về dân ca Mường, mong muốn bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa Mường. Mỗi tháng một lần, các thành viên CLB tập trung sinh hoạt theo các chủ đề khác nhau. Những người lớn tuổi truyền dạy cho con cháu về những lời ca, tiếng hát của người Mường cổ thông qua những tích cổ được truyền từ đời này qua đời khác. Để lan tỏa và đưa dân ca Mường đến với đông đảo bà con các vùng, tháng 6 vừa qua, CLB đã thành lập kênh Youtube hát tiếng Mường Hòa Bình. Để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, chúng tôi chia CLB thành 2 nhóm để tập luyện, ghi hình phát trên kênh youtube hát tiếng Mường Hòa Bình. Nếu không có gì thay đổi, CLB dự kiến sẽ có 2 buổi biểu diễn tại bãi Bùi, xã Ngọc Lâu và thác Mu, xã Tự Do để lan tỏa và đưa dân ca Mường đến gần với bà con hơn.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện Lạc Sơn, phong trào VNQC trên địa bàn huyện luôn được quan tâm, phát triển, có sức lan tỏa trong đời sống tinh thần của người Mường Vang. Ngoài 252 ĐVN ở cơ sở, huyện đã thành lập được 4 CLB văn hóa, văn nghệ, tiêu biểu như: CLB hát dân ca Mường xóm Bai Chin, xã Định Cư; CLB hát Mường Khụ, xã Ngọc Lâu; CLB hát Mường Khói, xã Ân Nghĩa; CLB bảo tồn di sản văn hóa Mường trường THPT Quyết Thắng. Các ĐVN, CLB thường xuyên tổ chức sinh hoạt để cùng nhau trao đổi, tập luyện và hướng dẫn, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc. Cũng từ những đội văn nghệ (ĐVN), CLB này đã góp phần bảo tồn, phát triển dân ca Mường, đưa dân ca Mường phổ biến rộng, đến gần người dân hơn, giúp cộng đồng thêm hiểu, thêm trân quý các làn điệu dân ca.

Không chỉ riêng Lạc Sơn mà tại các huyện thành phố, phong trào VNQC đều phát triển sôi nổi, thu hút sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Các mô hình đội VNQC, CLB văn hóa văn nghệ... được duy trì, nhân rộng ở nhiều địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 2.000 đội VNQC và hàng chục CLB văn hóa, văn nghệ. Đây là lực lượng hoạt động thường xuyên phục vụ công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo khí thế hăng say trong lao động sản xuất và đời sống của các tầng lớp Nhân dân. Các CLB, đội VNQC hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia. Vào những dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương…, bằng lời ca, tiếng hát, điệu múa đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân. Nhiều ĐVN chủ động mua sắm thêm trang phục, đạo cụ, nhạc cụ phục vụ việc tập luyện và biểu diễn từ các nguồn xã hội hóa. Bên cạnh việc tập luyện biểu diễn các tiết mục văn nghệ hiện đại, các ĐVN đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc. Thông qua các ĐVN, CLB văn nghệ, nhiều loại hình văn nghệ dân gian, nghệ thuật truyền thống được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.

Để duy trì và phát triển phong trào VNQC, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng mô hình các CLB, ĐVN. Từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.      

Đỗ Hà

Các tin khác


Tết Độc lập “mùa Covid” tại Hang Kia - Pà Cò

(HBĐT) - Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) là 2 xã có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Hàng năm, khoảng từ ngày 25/8, người dân xã Hang Kia, Pà Cò đã tạm gác lại những công việc thường nhật để chuẩn bị cho mình cũng như các thành viên trong gia đình những bộ trang phục mới nhất, rực rỡ sắc màu để đón Tết Độc lập. 

THÔNG BÁO: Kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” lần thứ 10, năm 2021 tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Căn cứ Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân”, "Nghệ sĩ ưu tú”; Nghị định số 40/2021/NĐ-CP, ngày 30/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, ngày 29/9/2014 của Chính phủ. 

Thủ tướng thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu ‘Nghệ nhân nhân dân, ‘Nghệ nhân ưu tú’

Ngày 26/8, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1440/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3.

Cuốn sách đặc biệt nhân Hội thảo cấp quốc gia về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nằm trong chuỗi nhiều hoạt động để kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp (25-8-1911/ 25-8-2021), Bộ Quốc phòng được Ban Bí thư Trung ương Đảng giao chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam, để tôn vinh, tưởng niệm ông.

Trọn đời cống hiến cho phim hoạt hình

Hơn 30 năm làm phim và gần 15 năm làm Giám đốc Hãng phim Hoạt hình, họa sĩ - đạo diễn - NSƯT Hồ Quảng đã đóng góp nhiều công sức cho việc hình thành và phát triển phim hoạt hình Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục