(HBĐT) - Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông rất sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh mất nhiều thời gian, công sức của các bà, các mẹ, các chị và những người thợ. Sự tài tình của phụ nữ Mông là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo.


Phụ nữ dân tộc Mông, xã Pà Cò (Mai Châu) tuốt sợi lanh dệt vải để may trang phục truyền thống.

Hang Kia, Pà Cò là hai xã dân tộc Mông thuộc huyện Mai Châu với 1.283 hộ, chiếm 97% dân số, trong đó, xã Hang Kia 685 hộ, xã Pà Cò 598 hộ. Bà con luôn chú trọng gìn giữ những giá trị văn hóa đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống.

Bộ quần áo của phụ nữ Mông gồm khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay, váy, yếm thêu bằng tay. Trang phục đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Để may thô 1 bộ quần áo khoảng 3 - 4 ngày, phần thêu hơn 2 tuần. Bộ nào cầu kỳ cũng đến 1 tháng.

Em Sùng A Lan, xóm Thung Mặn, xã Hang Kia cho biết: Em 15 tuổi nhưng đã thông thạo cách thêu váy áo thổ cẩm của dân tộc mình. Từ bé, thấy bà và mẹ thêu thùa, em rất thích. Hơn 10 tuổi, em được mẹ dạy cho những nét thêu đầu tiên, từ đó, ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, em đều mày mò, tự học hỏi thêm. Đến nay, em đã có thể tự thêu, may trang phục cho mình và cho cả gia đình. Lan nhớ như in, bà, mẹ vẫn bảo, con gái Mông ai cũng phải biết se lanh, dệt vải, thêu thùa, đó cũng là tiêu chuẩn để lấy chồng.

Chiếc váy của phụ nữ dân tộc Mông không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc mà còn mang tính thẩm mỹ. Váy được trang trí đẹp, là thước đo độ khéo tay của phụ nữ Mông. Vẻ đẹp của váy là một tác phẩm văn hóa, gắn chặt nhu cầu của đời thường với nhu cầu thẩm mỹ. Các hoa văn, họa tiết trên trang phục thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn trên váy áo của người Mông là sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông thật độc đáo, khác biệt so với một số dân tộc khác.

Đồng chí Khà A Lau, Chủ tịch UBND xã Hang Kia cho biết: Trước đây, phụ nữ Mông chỉ thêu thùa bằng tay, sau này các gia đình có điều kiện mua thêm chiếc máy may để may vá, hỗ trợ làm ra những bộ trang phục đẹp mắt, tốn ít thời gian hơn. Một bộ trang phục của người Mông khá đắt tiền, bình thường cũng từ 2 - 3 triệu đồng, nên nếu làm bán cũng tạo được nguồn thu nhập cho nhiều gia đình. So với các mặt hàng khác, việc buôn bán trang phục của người Mông cho thu nhập cao hơn, nhiều hộ trong xã đã có kinh tế ổn định từ việc bán mặt hàng này".

Về mặt kỹ thuật, mỹ thuật trong các khâu dệt vải và tạo hoa văn trên vải hay các sản phẩm từ vải, người Mông đã biết vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách thuần thục như dệt, thêu, ghép và vẽ trên vải. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm kỹ thuật riêng, biết tận dụng những ưu điểm để bổ sung cho nhau, tạo thành một giao hưởng hoàn chỉnh cho nghệ thuật tạo hình trên sản phẩm dệt.

Đồng chí Giàng Y Dua, Chủ tịch Hội LHPN xã Hang Kia chia sẻ: Hoa văn trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông ngoài biểu hiện tâm tư, tình cảm thì đối với các cô gái, đó còn là tiêu chuẩn đánh giá khả năng, phẩm hạnh của người phụ nữ. Người phụ nữ giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Trước khi đi làm dâu, cô gái Mông được mẹ đẻ tặng 1 - 2 bộ váy áo như của hồi môn. Bởi vậy, váy thêu đẹp trở thành tài sản của người phụ nữ, cũng vì thế đối với thiếu nữ, việc học thêu thùa là một bổn phận như phải lo cái mặc cho gia đình. Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, phụ nữ Mông vẫn tiếp tục thêu in nhiều mẫu hoa văn, lo cho chồng con mặc đẹp.

Đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: "Để giữ gìn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, chúng tôi tiếp tục triển khai các giải pháp, cơ chế, chính sách để hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ những nghệ nhân truyền dạy nghề để đưa sản phẩm trang phục phụ nữ Mông trở thành sản phẩm du lịch, gắn với bảo tồn các nét đẹp văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH cũng như tăng thu nhập cho người dân".


Thu Hường

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)

Các tin khác


Mời bạn đọc và cộng tác viên gửi bài, tranh, ảnh cho Báo Hòa Bình Tết Nhâm Dần - 2022

(HBĐT) - Mừng đất nước, mừng Đảng, mừng Xuân mới, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Báo Hòa Bình xuất bản ấn phẩm đặc biệt Tết Nhâm Dần - 2022. Ban Biên tập Báo Hòa Bình kính mời các nhà báo, nhà nghiên cứu, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài, gửi tranh, ảnh cho số báo xuân.

Dẻo thơm hương vị bánh uôi

(HBĐT) - Nguyên liệu đơn giản, cách làm không mấy cầu kỳ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Bánh uôi cùng với những nét độc đáo trong ẩm thực người Mường từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân.

Chuyển biến công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 360 cơ sở tín ngưỡng. Trong đó, 47 tín ngưỡng đã được xếp hạng, 76 cơ sở tín ngưỡng được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê và 237 cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng, chưa được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê. Phần lớn các cơ sở tín ngưỡng đều có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ, một số mới được khôi phục lại trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Đối tượng được thờ cũng trong các cơ sở tín ngưỡng tương đối đa dạng, có nơi thờ thần trong tự nhiên như thổ công, thổ địa, thần rừng…, có nơi thờ Mẫu, thờ người có công với đất nước, cộng đồng…

Tổ chức đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim

Về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, một số đại biểu Quốc hội đề xuất giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đối với các phim có nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị, còn các phim có nội dung khác nên thực hiện đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim giữa các hãng phim truyện và các doanh nghiệp sản xuất phim.

Lan tỏa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Cao phong

(HBĐT) - Nhờ chủ động, sáng tạo trong công tác triển khai thực hiện, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) của huyện Cao Phong ngày càng phát triển rộng khắp. Hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Gala "Tinh hoa hội tụ 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam"

Tối 27/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Gala "Tinh hoa hội tụ 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam” và bế mạc Tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục