(HBĐT) - Ngày 11/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc (DSVH) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030. Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh chú trọng thực hiện công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị DSVH truyền thống trong đời sống hiện đại.
Người dân xã Phong Phú (Tân Lạc) chú trọng gìn giữ, phát triển nghệ thuật chiêng Mường - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, dân tộc thiểu số chiếm trên 74% dân số. Mỗi dân tộc có những bản sắc riêng biệt, trong đời sống còn lưu giữ được những nét cơ bản về phong tục, tập quán tín ngưỡng. DSVH của đồng bào các dân tộc được lưu giữ khá đa dạng, phong phú như về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục..., tạo nên sự đa văn hóa. Nhiều lớp truyền dạy chữ Dao, Tày, Thái, Mông, trình tấu chiêng Mường, múa Mường, dân ca dân vũ... được tổ chức, nhất là cho thế hệ trẻ, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể của dân tộc trong Nhân dân.
Hiện, tỉnh có tổng số 786 DSVH phi vật thể; trong đó: tiếng nói, chữ viết 10, ngữ văn dân gian 154, nghệ thuật trình diễn dân gian 171, tập quán xã hội 113, nghề thủ công truyền thống 26, tri thức dân gian 268. DSVH vật thể tại Bảo tàng tỉnh lưu giữ trên 18.000 hiện vật. Về di tích, có 101 di tích được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 60 di tích cấp tỉnh) và hơn 100 di tích chưa xếp hạng. Nhiều giá trị văn hóa đặc sắc được quan tâm khôi phục, phát triển như các lễ hội: chùa Tiên (Lạc Thủy), Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), đền Bờ (Cao Phong - Đà Bắc), Xên Mường, Gầu Tào (Mai Châu)… Đây là tiềm năng lớn để khai thác, phát huy phục vụ phát triển KT-XH, nhất là trong lĩnh vực du lịch, với loại hình du lịch di sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã, đang có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thu hút du khách, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói. Năm 2019, toàn tỉnh đón gần 3,2 triệu lượt khách, trong đó có hơn 400 nghìn khách quốc tế, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 2.000 tỷ đồng. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tỉnh đã đón trên 1,9 triệu khách, tổng thu từ du lịch gần 1,5 tỷ đồng. 9 tháng năm 2021, toàn tỉnh đón gần 1,2 triệu lượt khách, trong đó có gần 50 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch gần 1.000 tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc còn những hạn chế. Số DSVH phi vật thể được kiểm kê khoa học còn thấp, mới có 5/786 DSVH phi vật thể được kiểm kê khoa học; có 2 DSVH phi vật thể được ghi danh vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia (mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường); một số loại hình DSVH phi vật thể có nguy cơ bị mai một, nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống; công tác quản lý di vật, cổ vật chưa phát huy được giá trị; nhiều di tích xây dựng từ lâu đã xuống cấp nghiêm trọng cần phải trùng tu, tôn tạo…
Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhằm mục tiêu thực hiệu có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hóa của các thế hệ trước, làm cho giá trị của các DSVH thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội. Mở rộng giao lưu văn hóa để làm giàu thêm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Khai thác, phát huy có hiệu quả DSVH các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phục vụ phát triển KT-XH. Đến năm 2025, mo Mường trình tổ chức UNESCO ghi danh trong danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; 30% DSVH phi vật thể của các dân tộc được kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa; 50% DSVH phi vật thể trong danh mục DSVH phi vật thể quốc gia được bảo tồn, phát huy; đầu tư xây dựng 2 mô hình bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng; khôi phục, bảo tồn 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu gắn với xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn; 70% hiện vật, cổ vật, bảo vật tại Bảo tàng tỉnh được quản lý trên phần mềm; tiến hành số hóa để quảng bá giới thiệu trên môi trường mạng; 10% di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được quảng bá, thu hút đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch…
Để triển khai thực hiện đạt được các mục tiêu, nghị quyết đưa ra một số giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc; tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức phổ biến, truyền dạy các di sản văn hóa; đẩy mạnh liên kết sản xuất hàng hóa công nghiệp văn hóa; huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc.
V.H
Tại Lễ trao giải "Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 14 năm 2021, nhạc sĩ Hồng Đăng được vinh danh ở hạng mục "Giải thưởng lớn-Vì tình yêu Hà Nội”.
(HBĐT) - Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông rất sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh mất nhiều thời gian, công sức của các bà, các mẹ, các chị và những người thợ. Sự tài tình của phụ nữ Mông là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo.
(HBĐT) - "Mỗi một con đường hay các công trình ở xóm Nen 2 đều là một sự đánh dấu quan trọng, thể hiện kết quả sự đồng thuận của Nhân dân trong xóm xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM kiểu mẫu”- đồng chí Bùi Văn Đông, Bí thư chi bộ xóm Nen 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) chia sẻ.
(HBĐT) - Ngày 3/11, Sở VH-TT&DL tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc" tỉnh năm 2021.
(HBĐT) - Ngày 2/11, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn tổ chức chương trình trao tặng sách và phục vụ thư viện lưu động tại Trường PTDTNT THCS&THPT Lương Sơn và Trường TH&THCS Hùng Sơn.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và lan tỏa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TSĐKXDĐSVH), huyện Yên Thủy đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân.