Theo thông tin từ Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ diễn ra tại đây từ ngày 18 đến 23/11/2021.



Đồng bào dân tộc trình diễn dân vũ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đây là hoạt động nhằm chào mừng Ngày Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), đồng thời phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa cộng đồng góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” còn góp phần tuyên truyền, giới thiệu về Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, "Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Ban Dân tộc và một số ban, đơn vị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng một số đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp thực hiện.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2021 diễn ra từ 20 đến 22 giờ ngày 18/11/2021, tại Sân khấu Đại đoàn kết, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là hoạt động mở đầu cho chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”.

Chương trình được tổ chức linh hoạt tùy theo các cấp độ tình hình bệnh dịch, từ giảm 50% số lượng khách đến giảm 70% số lượng khách, tuân thủ quy định 5K cho đến dừng hoàn toàn các hoạt động.

Ngoài ra, Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” còn có các hoạt động như thăm hỏi, tặng quà cho đồng bào các dân tộc, triển lãm quy hoạch, giới thiệu các khu chức năng kêu gọi xúc tiến đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Trong khuôn khổ Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” còn diễn ra một số hoạt động của đồng bào các dân tộc tại Làng, như tái hiện Lễ hội Xuân (Nò Pê Chầu) và biểu diễn nhạc cụ truyền thống dân tộc H'Mông tỉnh Nghệ An, tái hiện một số lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào các dân tộc được huy động về tham dự sự kiện, tổ chức cho du khách và đại biểu tham gia một số hoạt động trải nghiệm (thử mặc trang phục dân tộc, tham gia làm các món ăn dân tộc, các nghề thủ công truyền thống...), các hoạt động dân ca dân vũ theo vùng miền, dân tộc…


                                  Theo Nhandan

Các tin khác


Thư viện tỉnh tặng sách và phục vụ thư viện lưu động tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 2/11, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn tổ chức chương trình trao tặng sách và phục vụ thư viện lưu động tại Trường PTDTNT THCS&THPT Lương Sơn và Trường TH&THCS Hùng Sơn.

Huyện Yên Thủy: Lan tỏa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và lan tỏa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TSĐKXDĐSVH), huyện Yên Thủy đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân.

Mời bạn đọc và cộng tác viên gửi bài, tranh, ảnh cho Báo Hòa Bình Tết Nhâm Dần - 2022

(HBĐT) - Mừng đất nước, mừng Đảng, mừng Xuân mới, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Báo Hòa Bình xuất bản ấn phẩm đặc biệt Tết Nhâm Dần - 2022. Ban Biên tập Báo Hòa Bình kính mời các nhà báo, nhà nghiên cứu, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài, gửi tranh, ảnh cho số báo xuân.

Dẻo thơm hương vị bánh uôi

(HBĐT) - Nguyên liệu đơn giản, cách làm không mấy cầu kỳ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Bánh uôi cùng với những nét độc đáo trong ẩm thực người Mường từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân.

Chuyển biến công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 360 cơ sở tín ngưỡng. Trong đó, 47 tín ngưỡng đã được xếp hạng, 76 cơ sở tín ngưỡng được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê và 237 cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng, chưa được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê. Phần lớn các cơ sở tín ngưỡng đều có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ, một số mới được khôi phục lại trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Đối tượng được thờ cũng trong các cơ sở tín ngưỡng tương đối đa dạng, có nơi thờ thần trong tự nhiên như thổ công, thổ địa, thần rừng…, có nơi thờ Mẫu, thờ người có công với đất nước, cộng đồng…

Tổ chức đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim

Về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, một số đại biểu Quốc hội đề xuất giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đối với các phim có nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị, còn các phim có nội dung khác nên thực hiện đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim giữa các hãng phim truyện và các doanh nghiệp sản xuất phim.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục