Tại Lễ trao giải "Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 14 năm 2021, nhạc sĩ Hồng Đăng được vinh danh ở hạng mục "Giải thưởng lớn-Vì tình yêu Hà Nội”.

Bà Lê Anh Thúy, vợ của nhạc sĩ xúc động nói: "Hồng Đăng yêu Hà Nội. Cả một đời ông gắn bó và sáng tác về Hà Nội. Rất tiếc, do tuổi cao sức yếu, ông không thể đến đây để nhận vinh dự này”.

Dù không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhạc sĩ Hồng Đăng đã có hơn 60 năm sinh sống và làm việc tại mảnh đất nghìn năm văn hiến. Trong kho tàng âm nhạc của ông, công chúng nhớ đến nhiều tác phẩm sáng tác về Hà Nội như: "Hoa sữa”, "Kỷ niệm thành phố tuổi thơ”, "Ký ức đêm”... Với những cống hiến suốt đời cho Hà Nội, nhạc sĩ Hồng Đăng đã được vinh danh ở hạng mục "Giải thưởng lớn-Vì tình yêu Hà Nội” năm 2021.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết: "Cá nhân tôi cũng như giới nhạc sĩ Việt Nam cảm thấy phấn khởi và tự hào khi nhạc sĩ Hồng Đăng được vinh danh ở hạng mục "Giải thưởng lớn-Vì tình yêu Hà Nội”. Đó không chỉ là phần thưởng dành riêng cho cá nhân nhạc sĩ Hồng Đăng, đặc biệt là cho mảng sáng tác về Hà Nội của ông mà còn là sự ghi nhận những đóng góp của giới nhạc sĩ Việt Nam đối với Thủ đô yêu quý của chúng ta. Điều đó chứng tỏ rằng, tiếng nói của âm nhạc vẫn đang góp phần vào việc xây dựng đời sống, làm phong phú vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội”.



Nhạc sĩ Hồng Đăng nhận Giải thưởng lớn-Vì tình yêu Hà Nội năm 2021. Ảnh: CÚC ĐƯỜNG
Cùng với hạng mục "Giải thưởng lớn-Vì tình yêu Hà Nội’, Giải thưởng "Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 14 năm 2021 đã vinh danh những tác phẩm, ý tưởng xuất sắc. Giải "Tác phẩm-Vì tình yêu Hà Nội" đã được trao cho Triển lãm ảnh và cuốn sách "Hà Nội 1967-1975" của nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt.

Được tổ chức vào tháng 10-2020, Triển lãm ảnh Hà Nội 1967-1975 do Viện Goethe Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng về hình ảnh một Hà Nội anh hùng, vững vàng trong thời chiến.

Cùng với triển lãm ảnh, cuốn sách cùng tên đã được NXB Thế giới và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam ấn hành. Từ Đức, qua lá thư gửi tới lễ trao giải, Thomas Billhardt nhớ lại những kỷ niệm về lần đầu đặt chân đến Hà Nội năm 1967, cũng như ý tưởng về việc "sử dụng máy ảnh như một vũ khí hòa bình chống lại chiến tranh” cho Hà Nội.

Giải "Ý tưởng-Vì tình yêu Hà Nội" được trao cho hai đề tài, gồm: "Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng" do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, xây dựng dưới sự chỉ đạo của TP Hà Nội, sự phối hợp với các ban, ngành liên quan và đề xuất "Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh" do Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) và đối tác Nhật Bản đề xuất lập quy hoạch.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, nhiều thế hệ lãnh đạo và người dân Hà Nội đều mong mỏi và liên tục đóng góp ý tưởng để một ngày giấc mơ "hướng ra sông Hồng” trở thành hiện thực. Giải thưởng mang tên danh họa Bùi Xuân Phái chính là lời động viên đặc biệt được gửi tới ý tưởng sắp thành hiện thực này.

Riêng với ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE Group bày tỏ: "Tôi vẫn luôn mong có một ngày, du khách tới đây sẽ nói rằng họ yêu Hà Nội vì sông Tô Lịch-một không gian văn hóa lịch sử gắn với bề dày và bản sắc của thành phố. Dòng sông ấy đã có cả nghìn năm lịch sử và mỗi người dân thành phố, trong đó có tôi, đều nhìn thấy ở đó phần trách nhiệm của mình”.

Trong một năm mà nhiều hoạt động văn hóa, xã hội gần như bị "đóng băng” vì đại dịch Covid-19, nhưng những tác phẩm, ý tưởng, việc làm dành cho Hà Nội vẫn phong phú, đa dạng. Ông Lê Xuân Thành, Tổng biên tập Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam), Trưởng ban tổ chức Giải thưởng "Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” cho biết: "Trong những diễn biến phức tạp và bất ngờ của đại dịch Covid-19, đã có lúc những thành viên ban tổ chức tưởng rằng sẽ phải hủy bỏ mùa giải của năm 2021. Để rồi, quyết tâm đưa giải thưởng về đích, hơn thế là nới rộng quy mô để chuẩn bị cho một mùa giải năm sau trang trọng hơn được đặt ra. Dịch bệnh đã không thể ngăn cản được nỗ lực của rất nhiều người đã và đang đóng góp cho Thủ đô bằng sự thầm lặng, bền bỉ sáng tạo trong thư phòng hay sự can trường trên tuyến đầu chống dịch. Tất cả những việc làm, tác phẩm, ý tưởng trên đều thấm đượm tình yêu Hà Nội”.


                                    Theo QĐND

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Lan tỏa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và lan tỏa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TSĐKXDĐSVH), huyện Yên Thủy đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân.

Mời bạn đọc và cộng tác viên gửi bài, tranh, ảnh cho Báo Hòa Bình Tết Nhâm Dần - 2022

(HBĐT) - Mừng đất nước, mừng Đảng, mừng Xuân mới, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Báo Hòa Bình xuất bản ấn phẩm đặc biệt Tết Nhâm Dần - 2022. Ban Biên tập Báo Hòa Bình kính mời các nhà báo, nhà nghiên cứu, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài, gửi tranh, ảnh cho số báo xuân.

Dẻo thơm hương vị bánh uôi

(HBĐT) - Nguyên liệu đơn giản, cách làm không mấy cầu kỳ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Bánh uôi cùng với những nét độc đáo trong ẩm thực người Mường từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân.

Chuyển biến công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 360 cơ sở tín ngưỡng. Trong đó, 47 tín ngưỡng đã được xếp hạng, 76 cơ sở tín ngưỡng được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê và 237 cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng, chưa được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê. Phần lớn các cơ sở tín ngưỡng đều có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ, một số mới được khôi phục lại trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Đối tượng được thờ cũng trong các cơ sở tín ngưỡng tương đối đa dạng, có nơi thờ thần trong tự nhiên như thổ công, thổ địa, thần rừng…, có nơi thờ Mẫu, thờ người có công với đất nước, cộng đồng…

Tổ chức đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim

Về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, một số đại biểu Quốc hội đề xuất giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đối với các phim có nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị, còn các phim có nội dung khác nên thực hiện đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim giữa các hãng phim truyện và các doanh nghiệp sản xuất phim.

Lan tỏa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Cao phong

(HBĐT) - Nhờ chủ động, sáng tạo trong công tác triển khai thực hiện, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) của huyện Cao Phong ngày càng phát triển rộng khắp. Hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục