(HBĐT) - Hiếm có nơi nào, dân tộc nào lại có sự sáng tạo như người Thái huyện Mai Châu bởi họ biết biến đồ dùng và công cụ lao động hàng ngày trở thành một loại nhạc cụ độc đáo, đó là keng loóng. Trong không khí ngày xuân, keng loóng là phần quan trọng góp vui. Các cô gái Thái Mai Châu vốn đã rất duyên dáng trong bộ váy dài truyền thống càng đẹp hơn khi cùng nhau keng loóng.


Bà Hà Thị Khoá, xóm Mỏ, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hướng dẫn các thành viên đội chơi keng loóng luyện tập trình diễn phục vụ các sự kiện.

Từ quan niệm sinh hoạt văn hóa xưa…

Chuyện kể rất phổ biến trong cộng đồng người Thái Mai Châu liên quan đến loóng là "ếch ăn trăng” (cộp kim bươn), lý giải ra đây là hiện tượng nguyệt thực. Xưa kia, mỗi khi có nguyệt thực, tất cả các bản người Thái đều mang loóng và các vật dụng khác ra gõ vì cho rằng nguyệt thực chính là lúc ông Mặt trời giao hòa với bà Mặt trăng. Nếu cứ để như vậy sẽ sinh ra nhiều Mặt trời, từ đó gây ra hạn hán. Vì thế phải gõ loóng thật mạnh để xua đuổi, tách Mặt trời và Mặt trăng ra. Việc keng loóng trong quan niệm cổ xưa của người dân nơi đây cũng có ý nghĩa xua đuổi các loại thú dữ vì các bản làng thường ở cách xa nhau, hổ, báo hay rình bắt vật nuôi, thậm chí là bắt cả người.

Cũng có tích kể rằng, từ thuở xa xưa, lương thực chính của người Thái là ăn gạo nếp. Mỗi mùa gặt về, các gia đình bó thành từng bó lúa to, gác lên gác bếp. Đến khi cần ăn thì để cả bông cho vào loóng (máng) giã thành gạo. Công việc làm một mình vừa vất vả, vừa lâu nên mỗi lần giã lúa có từ 8-10 người, đứng đều sang hai bên, vừa giã, vừa nhún nhảy bằng cả sự phấn chấn, vui tươi. Tiếng giã rộn ràng có nhịp điệu tựa như một bản nhạc. Từ đó, keng loóng trở thành nét sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu của người Thái Mai Châu, hoạt động tinh thần không thể thiếu của cộng đồng trong ngày hội, dịp lễ, Tết…

Trước năm 1945, người Thái ở Mai Châu không ăn Tết Nguyên đán như người Việt. Nghi lễ lớn nhất trong một năm đối với mỗi gia đình là lễ cơm mới. Ông Khà Văn Tiến, ở xã Chiềng Châu là người có nhiều nghiên cứu về văn hoá dân gian Thái Mai Châu cho biết: Ngày xưa, người Thái ăn mừng cơm mới to như ngày Tết. Vì họ trồng lúa mỗi năm 1 vụ nên chỉ tổ chức mừng cơm mới 1 lần, tiếng Thái gọi là "khau mờ”. Đây là lễ đánh dấu khép lại chu trình sản xuất của 1 năm, mở ra một chu trình làm ăn mới, thường tổ chức trong khoảng từ tháng chạp đến tháng 3 âm lịch. Ngày "khau mờ” là ngày vui lớn của cả cộng đồng, dòng họ trong bản, trong mường nhưng trách nhiệm lớn lao, vinh hạnh hơn cả là cô con dâu trong gia đình làm lễ… Ngày lễ không thể thiếu các hoạt động vui chơi, văn nghệ. Trẻ em thì tụ tập chơi đánh lẻ, đánh khăng,  đánh cù, người lớn thì hát khắp múa xoè và không thể thiếu sinh hoạt văn hoá keng loóng. Một đặc điểm thường thấy về đối tượng chơi keng loóng chỉ là phụ nữ tham gia. Vấn đề này chứa đựng những quan niệm cổ xưa về việc phân công lao động theo giới, cũng như những điều cấm kỵ đàn ông lạ mặt tiếp xúc với phụ nữ trong quá trình lao động liên quan đến cây lúa và khẳng định thêm rằng chính phụ nữ Thái đã sáng tạo nên hình thức nghệ thuật dân gian, giá trị văn hoá của keng loóng.

Đến hình thức diễn xướng dân gian độc đáo    

Tết này, không khí thế, rộn ràng sao được bởi đồng bào Thái Mai Châu vừa có vụ mùa bội thu. Đặc biệt là bà con đón một cái Tết trọn vẹn, một cái Tết yên bình sau bao khó khăn, xáo trộn do tình hình dịch Covid-19. Vậy nên, bản trên, bản dưới vui mở hội, âm thanh keng loóng cứ thế vang vọng, tưng bừng. Trong những bậc cao niên ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu, có lẽ bà Hà Thị Khóa là người giữ lửa đam mê với keng loóng nhất. Bà cho biết trong bản có hội là bà phải đi bằng được. Ngày hội ở đây vui lắm, được gặp, trò chuyện với các bạn già, được chứng kiến đổi thay của bản, hoà vào nhịp điệu keng loóng mang tiết tấu khỏe khoắn. Đương nhiên, bà Khóa cũng là một trong những nghệ nhân am hiểu nhạc cụ này, keng loóng gắn với bà từ lúc thiếu thời. 

Giờ đây, với nhịp sống nhiều đổi thay, loóng không còn được sử dụng như một nông cụ vì công đoạn này đã được thay thế bằng máy xay xát, máy tuốt lúa. Chức năng hiện tại của loóng là dùng làm nhạc cụ gõ, đưa vào biểu diễn phục vụ khách thăm quan hoặc trong những những ngày vui của bản làng, dịp lễ, Tết. Ngoài du lịch, chính quyền, đoàn thể địa phương còn chú trọng đưa sinh hoạt văn hóa này vào những ngày vui, như ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày quốc tế phụ nữ, lễ Xên bản, Xên mường…

Tuy không phải nhà nào cũng có loóng để tập luyện mỗi ngày, nhưng bất cứ nhà văn hóa bản Thái nào ở Mai Châu đều có không gian riêng và trang bị dụng cụ gồm loóng (cối) và keng (chày) để những ai yêu thích đều có thể đến chơi, tập luyện. Ở các bản của xã Tòng Đậu, Chiềng Châu, Nà Phòn… hầu hết người già, người trẻ đều chơi được keng loóng. Đặc biệt, từ hoạt động giã gạo đơn thuần, keng loóng đã trở thành nét văn hóa dân gian mang sắc màu nghệ thuật. Vào những ngày xuân, bên cạnh các hoạt động múa, hát, trò chơi dân gian, uống rượu cần, keng loóng góp phần tạo không khí Tết. Người Thái cũng đi thăm hỏi làng bản, họ hàng trong ngày đầu năm, sau khi ăn uống chúc tụng, họ lại múa, hát vui theo nhịp điệu keng loóng. Tiếng loóng vang lên mang ý nghĩa như lời cầu chúc bình an, may mắn, khoẻ mạnh đến mọi người, mọi nhà. 


Bùi Minh

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục