Tối 13/2 (tức 13 tháng Giêng năm Nhâm Dần), Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (gọi tắt là đền Trần), thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tổ chức dâng hương tưởng nhớ các vị vua Trần.
Tục rước nước thủy, bộ trong Lễ hội đền Trần tạm hoãn, do ảnh hưởng dịch Covid-19. (Ảnh: MAI TÚ)
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp (huyện Hưng Hà trong một tháng qua phát hiện hơn 1.100 ca F0), nên Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2022 diễn ra vào hôm nay buộc phải tạm dừng tổ chức. Đây là năm thứ 3 dừng lễ hội do ảnh hưởng của dịch bệnh trên địa bàn.
Trong tối nay, Ban quản lý di tích đền Trần Thái Bình cùng các cụ cao niên xã Tiến Đức chỉ tổ chức dâng hương với quy mô nội bộ, không mời khách, kể cả lãnh đạo tỉnh, huyện.
Tục rước nước thủy, bộ diễn ra thường niên vào sáng nay cũng tạm hoãn. Một hoạt động nghi lễ văn hóa không thể thiếu trong Lễ hội đền Trần Thái Bình là thi cỗ cá dâng các vị vua Trần cũng không diễn ra.
Ông Lê Minh Tuấn, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà cho biết, từ năm 2019 đến nay, Lễ hội đền Trần do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình chủ trì. Ngay từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Thị Bích Hằng đã ký công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà về việc dừng tổ chức Lễ hội này.
Theo Ban quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thái Bình, địa phương chỉ không tổ chức lễ hội, còn việc thăm quan, dâng hương tại di tích diễn ra bình thường, không có chuyện đóng cửa đền. Việc làm này theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh Thái Bình, tuy nhiên du khách khi tới đây cần thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.
Diễn ra hằng năm (từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch), lễ hội đền Trần Thái Bình còn bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có tục thi và làm cỗ cá của ba làng Tam Đường, Dương Xá và Vân Đài (huyện Hưng Hà) để nhớ về nguồn gốc, xuất xứ của họ Trần vốn từ nghề chài lưới.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hưng Hà có 23 di tích văn hóa, lịch sử thờ những người có công dựng nước, giữ nước thời Trần (trong đó có 5 di tích Quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh).
Năm 2014, Lễ hội đền Trần Thái Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến năm 2015, Khu di tích Đền thờ và lăng mộ các Vua Trần được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Theo báo Nhân Dân
(HBĐT) - Ngày 11/2, thừa ủy quyền Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Đình Tứ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm trưởng đoàn đã tặng hoa chúc mừng tân Giám mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa.
Năm 2022 là năm thứ hai người dân Hà Nội lại lỡ hẹn với mùa lễ hội khi thành phố không thể tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp, trong khung giờ vàng phát sóng bản tin thời sự ngày 7/2 của kênh truyền hình lâu đời và lớn nhất Pháp - kênh TF1, đã đăng tải phóng sự tìm hiểu về sự thành công của "ẩm thực thế giới” tại Pháp trong hơn 10 năm trở lại đây và vinh danh ẩm thực Việt Nam là 1 trong 3 ẩm thực được yêu thích nhất bởi người Pháp.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản cho phép các rạp chiếu phim, các cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố mở cửa từ ngày 10/2.
Từ những bước đi ban đầu còn bỡ ngỡ, khó khăn, xây dựng một kênh sóng đặc thù riêng biệt, tới nay, kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 lớn mạnh với 3 kênh sóng độc lập, đã và đang trở thành người bạn gắn bó với khán giả và đồng bào dân tộc thiểu số.
Những ngày đầu xuân năm mới Nhâm Dần 2022, người dân Nam Định và một số vùng lân cận đến Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) du xuân và cầu may mắn, bình an. Cũng như năm trước, chợ Viềng không họp để phòng, chống dịch Covid-19, nên lượng khách thưa vắng hơn.