Sáng 26/10/2022, Lễ ra mắt Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khóa V, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 có 35 thành viên, là đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành ở Trung ương; lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam; lãnh đạo các hội chuyên ngành Trung ương và các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình có uy tín ở các học viện, nhà trường và các đơn vị báo chí, truyền thông tiêu biểu trong cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã biểu dương những kết quả đạt được của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2016-2021. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về điều kiện hoạt động, đặc biệt là tác động từ đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, nhưng Hội đồng đã nắm vững phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, khắc phục khó khăn, tổ chức được 5 hội thảo khoa học quốc gia, nhiều tọa đàm khoa học và nhiều hoạt động quan trọng khác đạt kết quả tốt.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và Ban lãnh đạo Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, Hội đồng đã tham gia, phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật; có ý kiến tư vấn độc lập về cách thức đánh giá và xử lý với một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục tăng cường sự đoàn kết nhất trí, đồng thuận trong hoạt động, khơi dậy và phát huy được trí tuệ tập thể và năng lực, tâm huyết của các thành viên Hội đồng, sáng tạo và chủ động hơn nữa trong việc phối hợp các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hội đồng cần tiếp tục có các hoạt động nâng cao năng lực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, tổng kết sâu sắc thực tiễn, góp phần bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới; tham gia tích cực, có hiệu quả vào nhiệm vụ tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng là tư vấn giúp Đảng, Nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả xét tặng thưởng và hỗ trợ những tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hằng năm. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các nhân tố mới trong hoạt động lý luận, phê bình, góp phần xây dựng đời sống văn học, nghệ thuật phong phú, lành mạnh, xây dựng nhân cách, đạo đức con người Việt Nam; đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, lệch lạc trong văn học, nghệ thuật, bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng.
Trong thời gian tới, Hội đồng cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; tham gia vào việc tư vấn, định hướng hoạt động tiếp nhận lý luận văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam; phát hiện và uốn nắn việc tiếp thu một cách thụ động các quan điểm, khuynh hướng, trào lưu văn học, nghệ thuật không phù hợp chủ trương, đường lối văn học, nghệ thuật của chúng ta.
Tại lễ ra mắt, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao Quyết định số 635-QĐNS/TW, ngày 27/9/2022 của Ban Bí thư phân công đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch kiêm nhiệm Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021, giữ chức Chủ tịch (chuyên trách) Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.
TheoNhandan
(HBĐT) - Trong 2 ngày 21-22/10, Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2022. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, UBND các huyện, thành phố...
(HBĐT) - Đến với Vĩnh Phúc dự hội nghị, hội thảo, trong chương trình đi thực tế có nhiều nơi để đi, nhiều điểm để đến, nhưng các hội viên nhà báo đã chọn Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức là điểm đến. Bởi khi đến đây, ngoài việc chiêm bái thiền viện - "đóa sen khổng lồ” tọa lạc giữa mây trời Sông Lô, các hội viên còn được thỏa nguyện tìm hiểu để biết thêm về một con người kiệt xuất - Phật hoàng Trần Nhân Tông.
(HBĐT) - Theo truyền thuyết Sử thi Đẻ đất, đẻ nước, bà Nhần là nhân vật thần thoại sáng thế, sinh ra trời, đất, nước, trăng, sao, mây, mù và các loài sinh vật… Con người nhỏ bé và ít ỏi nhưng được hưởng không gian vô cùng rộng lớn. Khi có không gian rồi lại phải có thời gian. Nếu không, với thời gian vô biên không có điểm dừng, mọi hoạt động sẽ mất phương hướng, sẽ bị đảo lộn. Việc ý niệm, phân chia về thời gian là cả một vấn đề thuộc về nhận thức nên hết sức khó khăn. Phân chia thời gian không hợp lý sẽ không thuận lẽ tự nhiên. Mo Mường đã miêu tả như sau: "Ka̭ dỉ chim pi̭p chuô hăi tắi te̒w/ Tew khew chuô hăi tắi dốn/ Kháng pốn kon chim kôông mă̒i nhă̭w/ Kái kẳw chuô hăi khwẳw hôông/ Chim kôông chuô hăi muố pe̒l, muố ma̭/ Ka kỏ chuô hăi oỏng dác khu̒ng kôô̒ng khương/ Chuô dêênh tinh dêênh mươ̒ng kon khang, kẻ khó” (Khi ấy bìm bịp chưa biết ngủ cành cao/ Chào mào chưa biết ngủ cành la/ Tháng tư con chim công đi dạo/ Chim cú chưa biết ngoáy lỗ, sửa lông/ Chim công chưa biết múa đuôi, múa cánh/ Gà rừng chưa biết uống sương đêm, sương mai/ Chưa nên bản, nên mường con sang, kẻ khó) (Mo Mường).
(HBĐT) - Rừng cây nhiệt đới quanh năm đầy hoa trái, cây củ, cũng là nơi sinh sống của nhiều loài chim muông, người nguyên thủy có thể khai thác nguồn lương thực, thực phẩm của thiên nhiên. Chính vì vậy, từ rất sớm, Mai Châu được con người biết tới và khai thác. Trong môi trường thiên nhiên đa dạng, phức tạp, con người đã sinh sống và không ngừng phát triển. Vết tích cuộc sống của họ qua bao đổi thay của môi trường, của xã hội vẫn được giữ gìn nguyên vẹn trong lòng đất. Những người làm công tác khảo cổ với tấm lòng trân trọng quá khứ của dân tộc đã về huyện Mai Châu, làm sống lại thuở ban đầu của con người trên đất Mai Châu.
(HBĐT) - Tối 21/10, Sở VH-TT&DL tổ chức khai mạc Hội thi tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2022. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố...
(HBĐT) - Ngày 18/10, tại xã Phú Thành, Hội Nông dân, Hội LHPN và Liên đoàn Lao động huyện Lạc Thuỷ phối hợp tổ chức chương trình giao lưu Văn hoá - ẩm thực xứ Mường. Tham gia chương trình có 13 đội với trên 200 cán bộ, hội viên, người lao động đến từ các đơn vị thuộc Hội Nông dân, Hội LHPN và Liên đoàn Lao động huyện.