Sáng 27/10, Cuộc thi viết "Danh ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.



15 câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lựa chọn để thể hiện bằng thư pháp Hàn Quốc.


Đây là hoạt động tiêu biểu nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc năm 2022, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1992-2022).

Phát biểu tại sự kiện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam khẳng định: Việc tổ chức cuộc thi để cùng khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc và chia sẻ những câu nói, triết lý sống sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ý tưởng sáng tạo nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc tới nhân dân hai nước.

Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức và sẽ là hoạt động mở màn cho chuỗi chương trình hợp tác văn hóa được thực hiện bởi Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc để thắt chặt hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Cuộc thi là màn tranh tài của 101 thí sinh, những người yêu nghệ thuật thư pháp, sinh viên khoa tiếng Hàn đến từ các trường đại học của Việt Nam. Toàn bộ vật liệu để thể hiện bài thi như giấy, bút lông, mực, nghiên đều được mang tới từ Hàn Quốc.

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia về Hồ Chí Minh, ban tổ chức đã đưa ra 15 câu danh ngôn tiêu biểu của Người để các thí sinh thể hiện trên thư pháp Hàn Quốc. Đó là các câu: "Tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà”; "Văn hay không cần nói dài”; "Trong chương trình học, phải trọng về môn tinh thần và đạo đức”; "Việc gì khó có thanh niên/Ở đâu khó có thanh niên”; "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”; "Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; "Gốc có vững cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”; "Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích”; "Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”; "Mọi gia đình đều đoàn kết cộng lại thành xã hội đại đoàn kết”; "Gian nan rèn luyện mới thành công”; "Ăn quả phải nhớ người trồng cây”; "Có tài mà không có đức là hỏng. Đức phải có trước tài”; "Có chí làm thì quyết tìm ra việc và quyết làm được việc”; "Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”.

Tại sự kiện, các đại biểu và thí sinh tham dự cũng được thưởng thức màn trình diễn thư pháp Việt Nam và Hàn Quốc được thực hiện bởi các nghệ nhân thư pháp hai nước trên nền bài hát Ariang chơi bằng đàn bầu Việt Nam.

Chung cuộc, ban tổ chức lựa chọn trao giải cho 15 tác phẩm dự thi xuất sắc nhất, gồm một giải Đặc biệt, hai giải Vàng, bốn giải Bạc, 8 giải Đồng.

Các tác phẩm này sẽ được đưa về Hàn Quốc để các nghệ nhân tài năng của thành phố Boryeong thể hiện trên bản khắc gỗ và được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 28 đến 30/11/2022 cùng Văn phòng Tứ Bảo là các hiện vật quý liên quan nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc.


                            TheoBaotintuc

Các tin khác


Hội thi "Tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cho giáo viên và học sinh, sinh viên” năm 2022.

(HBĐT) - Ngày 23/10, Công đoàn ngành Giáo dục và Công đoàn ngành Y tế tỉnh phối hợp tổ chức Hội thi "Tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) cho giáo viên và học sinh, sinh viên” năm 2022.

Gần 300 diễn viên, tuyên truyền viên tham dự Hội thi tuyên truyền cổ động tỉnh

(HBĐT) - Trong 2 ngày 21-22/10, Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2022. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, UBND các huyện, thành phố...

Đi tìm dấu tích Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đất Sông Lô

(HBĐT) - Đến với Vĩnh Phúc dự hội nghị, hội thảo, trong chương trình đi thực tế có nhiều nơi để đi, nhiều điểm để đến, nhưng các hội viên nhà báo đã chọn Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức là điểm đến. Bởi khi đến đây, ngoài việc chiêm bái thiền viện - "đóa sen khổng lồ” tọa lạc giữa mây trời Sông Lô, các hội viên còn được thỏa nguyện tìm hiểu để biết thêm về một con người kiệt xuất - Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Một góc nhìn về lịch Khao Đoi của người Mường

(HBĐT) - Theo truyền thuyết Sử thi Đẻ đất, đẻ nước, bà Nhần là nhân vật thần thoại sáng thế, sinh ra trời, đất, nước, trăng, sao, mây, mù và các loài sinh vật… Con người nhỏ bé và ít ỏi nhưng được hưởng không gian vô cùng rộng lớn. Khi có không gian rồi lại phải có thời gian. Nếu không, với thời gian vô biên không có điểm dừng, mọi hoạt động sẽ mất phương hướng, sẽ bị đảo lộn. Việc ý niệm, phân chia về thời gian là cả một vấn đề thuộc về nhận thức nên hết sức khó khăn. Phân chia thời gian không hợp lý sẽ không thuận lẽ tự nhiên. Mo Mường đã miêu tả như sau: "Ka̭ dỉ chim pi̭p chuô hăi tắi te̒w/ Tew khew chuô hăi tắi dốn/ Kháng pốn kon chim kôông mă̒i nhă̭w/ Kái kẳw chuô hăi khwẳw hôông/ Chim kôông chuô hăi muố pe̒l, muố ma̭/ Ka kỏ chuô hăi oỏng dác khu̒ng kôô̒ng khương/ Chuô dêênh tinh dêênh mươ̒ng kon khang, kẻ khó” (Khi ấy bìm bịp chưa biết ngủ cành cao/ Chào mào chưa biết ngủ cành la/ Tháng tư con chim công đi dạo/ Chim cú chưa biết ngoáy lỗ, sửa lông/ Chim công chưa biết múa đuôi, múa cánh/ Gà rừng chưa biết uống sương đêm, sương mai/ Chưa nên bản, nên mường con sang, kẻ khó) (Mo Mường).

Thấy gì trong hang núi đá Phứng Quyền, hang Khoài ở huyện Mai Châu?

(HBĐT) - Rừng cây nhiệt đới quanh năm đầy hoa trái, cây củ, cũng là nơi sinh sống của nhiều loài chim muông, người nguyên thủy có thể khai thác nguồn lương thực, thực phẩm của thiên nhiên. Chính vì vậy, từ rất sớm, Mai Châu được con người biết tới và khai thác. Trong môi trường thiên nhiên đa dạng, phức tạp, con người đã sinh sống và không ngừng phát triển. Vết tích cuộc sống của họ qua bao đổi thay của môi trường, của xã hội vẫn được giữ gìn nguyên vẹn trong lòng đất. Những người làm công tác khảo cổ với tấm lòng trân trọng quá khứ của dân tộc đã về huyện Mai Châu, làm sống lại thuở ban đầu của con người trên đất Mai Châu.

Khai mạc Hội thi tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2022

(HBĐT) - Tối 21/10, Sở VH-TT&DL tổ chức khai mạc Hội thi tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2022. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục