(HBĐT) - Khi biết tôi có chuyến công tác ở Cao Bằng, cô bạn cùng xóm dặn: "Lên đó nhất định phải mua được con dao Phúc Sen về dùng". Nhiều người mua đánh giá cao về chất lượng của mỗi con dao nơi đây sản xuất. Trên đường thăm thác Bản Giốc, chúng tôi đã ghé thăm làng nghề Phúc Sen, huyện Quảng Hòa.


Cửa hàng Minh Tuấn, khu Thanh Minh, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà (Cao Bằng) duy trì nghề làm dao thủ công, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Toàn xã Phúc Sen có 10 thôn, xóm với trên 2.000 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Nùng sinh sống, trong đó có 6 xóm làm nghề rèn. Nghề rèn nơi đây có lịch sử từ khoảng 1.000 năm trước, đời cha truyền lại cho con cháu, cứ như vậy được giữ gìn và phát triển đến ngày nay. Trên địa bàn xã có trên 150 lò rèn gia đình đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Các sản phẩm như kéo, dao, liềm, cuốc… làm hoàn toàn bằng thủ công nhưng rất chất lượng. Bởi chúng được tạo nên từ những người thợ kinh nghiệm lâu năm, nguyên liệu lựa chọn tỉ mỉ. Đặc biệt, dựa theo bí quyết riêng để làm nên các sản phẩm hoàn hảo nhất để phục vụ bà con trong bản cũng như khắp mọi miền Tổ quốc. 

Trong các làng rèn, nguyên liệu chính là phôi thép. Thợ rèn nơi đây thường thu mua lá nhíp của ô tô để làm nguyên liệu. Nguyên liệu bền, chắc nhất là lá nhíp ô tô u oát. Các sản phẩm nhìn bề ngoài không có độ bóng bẩy như các loại dao khác, nhưng về độ bền thì hiếm nơi nào có được. 

Ông Sùng Minh Tuấn, khu Thanh Minh, xã Phúc Sen cho biết: Để có được một con dao hoàn chỉnh gồm rất nhiều công đoạn, nhưng có 4 công đoạn chính: Cắt thép và dùng búa đập thành hình định trước, tôi thép, ram thép và mài thành phẩm. Trong đó, tôi thép và ram thép là 2 công đoạn chính tạo nên thương hiệu dao Phúc Sen nổi tiếng. Tôi thép là quá trình nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội nhanh thép nhằm mục đích nâng cao độ cứng, tính mài mòn, độ bền cho dao. Điều đặc biệt chính là nước để tôi thép ở đây gồm nhiều thành phần và đó chính là bí quyết thành công của làng nghề. Ram thép là phương pháp nung nóng thép đã qua tôi dưới nhiệt độ giới hạn. Chỉ những người thợ giỏi và lành nghề mới có thể nhận biết được nhiệt độ giới hạn bằng cách nhìn vào màu đỏ của thép trong lò, sau đó giữ nhiệt độ một thời gian rồi làm nguội. Vì thế, nghề làm dao nổi tiếng cả nước với câu nói "Dẻo mà không mềm, cứng mà không giòn". 

Làng nghề Phúc Sen nằm ngay quốc lộ 3 trên đường đi thác Bản Giốc, nhiều du khách trong nước, quốc tế đến thăm quan đã dừng lại để xem thực tế và trải nghiệm nghề rèn. Nhiều du khách nước ngoài mua sản phẩm dao kéo của Phúc Sen về sử dụng, làm quà kỷ niệm. Chính vì thế, bà con làm nghề cũng ngày càng chịu khó học hỏi, nâng cao tay nghề rèn mỗi ngày, làm ra những sản phẩm đẹp, tốt, bền hơn.
"Trước kia, các mẫu dao của Phúc Sen chỉ là chuôi sắt nhưng bây giờ dao chuôi gỗ, đủ các kích cỡ, có thể cạnh tranh với bất cứ mặt hàng dao nhập ngoại nào có mặt trên thị trường. Để dao Phúc Sen dùng được lâu bền, người dân sau khi sử dụng rửa sạch, lau thật khô, để nơi khô ráo để tránh lưỡi dao bị han gỉ" - ông Sùng Minh Tuấn chia sẻ thêm với du khách. 

Có thể nói, các sản phẩm dao, búa, cuốc, xẻng, nông cụ... của Phúc Sen không chỉ là những sản phẩm của cuộc sống thường ngày, mà đã trở thành sản phẩm văn hoá của dân tộc. Các sản phẩm nơi đây đã trở thành thương hiệu nổi tiếng để mỗi người dân, du khách mua về làm quà, sử dụng khi đến xã Phúc Sen. 

 Linh Trang

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục