Tối 23/4, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật "Ngày vui thống nhất” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023). Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đông đảo đại biểu, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương.
Một tiết mục của chương trình. Ảnh: Sơn Hải
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, Trưởng Ban tổ chức Chương trình nhấn mạnh: Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cách đây 48 năm của nhân dân ta do Đảng và Bác Hồ kính yêu lãnh đạo đã để lại cho chúng ta những thành quả vĩ đại cùng những giá trị lịch sử. Đó là chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do"; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là xây dựng và thực hiện đường lối đúng đắn, sáng tạo độc lập tự chủ; là tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…
Ông Nguyễn Đức Lợi cho biết, Chương trình giao lưu nghệ thuật "Ngày vui thống nhất” được tổ chức là những giai điệu để khắc ghi, để tưởng nhớ và tri ân các nhà lãnh đạo tiền bối, các anh hùng liệt sỹ và đồng chí, đồng bào ta đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất đất nước.
Giao lưu với các nhân chứng lịch sử. Ảnh: Sơn Hải
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã mở ra trang sử mới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Chiến dịch không chỉ đánh dấu thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo mà còn là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.
Chương trình giao lưu nghệ thuật "Ngày vui thống nhất” được tổ chức nhằm khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc, trong đó có đội ngũ những người làm báo cách mạng. Qua đó, phát huy tinh thần và hào khí của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, phấn đấu xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, cường thịnh.
Chương trình gồm 3 phần: "Vì miền Nam ruột thịt”, "Bài ca chiến thắng” và "Việt Nam ngày mới”. Theo đó, khán giả được thưởng thức nhiều ca khúc nghệ thuật đỉnh cao, đi cùng năm tháng như: "Cô gái mở đường”, "Câu hò bên bờ Hiền Lương”, "Bài ca thống nhất”, "Đường chúng ta đi”, "Hà Nội - Huế - Sài Gòn”, "Dáng đứng Việt Nam”, "Bài ca may áo”, "Tự hào Thành phố Hồ Chí Minh”, "Tổ quốc ta cờ bay”, "Tự hào hai tiếng Việt Nam”… với sự tham gia biểu diễn của Nghệ sỹ Ưu tú Đăng Dương, Nghệ sỹ Ưu tú Phương Thảo, Minh Hải, Phạm Thu Hà, Thu Thủy, Minh Quân, Thu Hà, Bùi Hoàng Yến, Tiến Hưng…
Một tiết mục của chương trình. Ảnh: Sơn Hải
Chương trình với những giai điệu tự hào đã mang đến cho công chúng một đêm nhạc đầy cảm xúc, lan tỏa thông điệp của tình yêu, ý chí và của khát vọng Việt Nam. Đó là tình yêu đất nước, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc và khát vọng kiến tạo đất nước Việt Nam hùng cường, hoà bình, hạnh phúc.
Theo TTXVN
Lễ hội đền Hùng - Tuần văn hóa du lịch đất Tổ 2023 vừa khai mạc với những nét văn hóa mà du khách có thể trải nghiệm.
(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, được về thăm Thủ đô Hà Nội, thăm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long càng thấm thía giá trị vô giá của lịch sử, của văn hóa, sức mạnh Việt Nam.
(HBĐT) - Hàng năm, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) có ít nhất 75% khu dân cư (KDC) được công nhận KDC văn hoá. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (ĐSVH) được cán bộ và Nhân dân đồng thuận, hưởng ứng, trở thành việc làm thường xuyên ở các KDC.
(HBĐT) - Theo sử sách, vào thời nhà Lý, Tết Hàn thực của Trung Hoa đã du nhập vào đất nước ta do ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, nhưng đã được biến đổi mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với phong tục, tập quán và tín ngưỡng của từng địa phương, dân tộc và nay gọi đó là Tết Thanh minh (hay tiết thanh minh). Thanh minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí". "Thanh” nghĩa là khí trong, còn "minh” là sáng sủa. Thanh minh có nghĩa là trời mát mẻ, quang đãng. Vào ngày Tết Thanh minh, hầu hết mọi người từ già, trẻ, trai, gái đều ra phần mộ của dòng họ để quét dọn, sửa sang, bày mâm cúng tỏ lòng thành kính, biết ơn cha mẹ, tổ tiên.
(HBĐT) - Ngày 21/4, tại Sân vận động huyện Yên Thủy, UBND huyện Yên Thủy phối hợp với các Sở: TT&TT; VH-TT&DL; GD&ĐT tổ chức Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023 với chủ đề: Sách "Nhận thức – đổi mới – sáng tạo”.
(HBĐT) - Sáng 21/4, tại trường TH&THCS Thái Bình, Thành Đoàn phối hợp Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình tổ chức Ngày hội Sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2023 với chủ đề "Sách - nhận thức - đổi mới - sáng tạo".