(HBĐT) - Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) huyện Tân Lạc là một trong những đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt công tác tuyên truyền của khối các huyện, thành phố. Đơn vị được đánh giá hoạt động đạt hiệu quả cao khi nhìn vào khối lượng công việc, lượng truy cập trang thông tin điện tử, sản phẩm thông tin tuyên truyền do trung tâm thực hiện thời gian qua.


Phóng viên Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc tác nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong Phú.

Đồng chí Vũ Đức Trường, Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc cho biết: Ngay sau khi sáp nhập, tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo huyện, trung tâm nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận để tổ chức sản xuất các chương trình mới, đa dạng hình thức thông tin tuyên truyền, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trung tâm hiện có 27 cán bộ, viên chức. Với khối lượng công việc được giao nhiều, ngày càng đòi hỏi cao, đảm bảo tính thời sự, cán bộ, viên chức đơn vị không ngừng nỗ lực, khắc phục khó khăn hoàn mọi thành nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, hoạt động của trung tâm trong những năm gần đây ngày càng hiệu quả. Nhiều sản phẩm mới được đưa đến cán bộ và Nhân dân nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đặc biệt tổ chức tốt hoạt động thông tin truyền thông, tuyên truyền có hiệu quả các sự kiện chính trị của địa phương, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN; quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Mường Bi ngày càng rộng khắp.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trung tâm đã chỉ đạo cán bộ, phóng viên bám sát cơ sở kịp thời phản ánh, tuyên truyền những tấm gương sáng, điển hình hay trong mọi mặt đời sống; kịp thời truyền tải chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo huyện và nhu cầu của Nhân dân. Là đơn vị chủ công triển khai tuyên truyền các sự kiện lớn, trang thông tin điện tử của huyện do trung tâm vận hành có 3 - 4 vạn lượt người đăng ký và theo dõi thường xuyên. Nổi bật, trung tâm đã phối hợp tổ chức cuộc thi clip về chủ đề xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gia đình bình an - xã hội hạnh phúc; tuyên truyền đậm nét sự kiện 65 năm thành lập huyện...

6 tháng đầu năm nay, trung tâm tuyên truyền bám sát các sự kiện, vấn đề quan trọng của huyện, tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền trực quan phục vụ các sự kiện trên địa bàn; xây dựng 77 chương trình với 541 lượt tin, bài, phóng sự, 26 bản tin tiếng Mường với 119 lượt tin, bài, phóng sự phát trên hệ thống truyền thanh của địa phương; 26 bản tin với 182 lượt tin, bài, phóng sự phát trên trang địa phương, Đài PT&TH tỉnh. Cơ quan đã phân công cán bộ, phóng viên liên tục cập nhật, đăng tải tin, bài đảm bảo tính chính xác, thời sự. Đặc biệt, đã tổ chức livestream các sự kiện: Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023 với sự tham gia của 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) và lễ giao, nhận quân huyện Tân Lạc năm 2023 trên các nền tảng số, thu hút hàng chục nghìn lượt người xem trực tiếp… Tổ chức các chương trình nghệ thuật, hòa tấu chiêng Mường chào mừng Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023 với sự tham gia của gần 600 diễn viên, nghệ nhân chiêng Mường; các phần thi hát đối, séc bùa, bản âm và các trò chơi dân gian tại lễ hội khai hạ; chương trình văn nghệ chào mừng lễ công bố xã Ngọc Mỹ, Lỗ Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022… và nhiều sự kiện quan trọng khác. Qua công tác tuyên truyền đã góp phần tạo không khí phấn khởi, vui tươi, đồng thuận của cán bộ, nhân dân thi đua phát triển KT-XH.


Hương Lan

Các tin khác


Hà Nội tạo sự bền vững cho du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng dù không mới nhưng ngày càng trở nên hấp dẫn khi du khách đã quá quen thuộc với các sản phẩm du lịch truyền thống.

Chất Mường ở bản Đon trên đất bạn Lào

(HBĐT) - Theo thống kê do Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Hủa Phăn (Lào) thì người Mường ở bản Đon, huyện Sầm Nưa có 103 hộ, trên 800 nhân khẩu. Trong số này chiếm trên 90% là dân tộc Mường, số còn lại là con gái người Lào về làm dâu người Mường. Được biết, nhóm người Mường này từ Việt Nam di cư vào Lào từ những năm đầu của thế kỷ XVIII, di cư làm nhiều đợt rồi ổn định cho đến nay. Từ ngày họ đặt chân lên đất Lào cho đến nay cũng trên 300 năm (hoặc có thể ít hơn) và đã thành một bộ phận tộc người cấu tạo nên dân tộc quốc gia Lào. Điều tuyệt vời ở bản Đon là sau nhiều trăm năm, cộng đồng dân cư ở đây vẫn luôn nhận mình là người Mường, nguồn gốc từ Việt Nam.

“Ngôi nhà chung” của những người hát tiếng Mường Mường Khụ

(HBĐT) - 3 xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do của huyện Lạc Sơn được gắn với địa danh vùng đất cổ Mường Khụ. Nơi đây còn lưu giữ đậm nét văn hoá truyền thống dân tộc Mường mà tiêu biểu hơn cả là hát dân ca, hát đối giao duyên, thường rang, bộ mẹng. Tháng 9/2020, câu lạc bộ (CLB) hát tiếng Mường Mường Khụ chính thức ra mắt, trở thành "ngôi nhà chung” của những người con vùng Mường Khụ dành tình yêu đặc biệt với hát tiếng Mường.   

Triển lãm tranh cổ động Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc

Sáng 6/6, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động toàn quốc, tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), thu hút đông đảo cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tham dự.

Tạo lập thị trường nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp

Chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ cuốn theo sự nhập cuộc của nghệ thuật nhiếp ảnh như một mắt xích trong mối liên hệ giữa công nghệ và các loại hình nghệ thuật thị giác. Nhiếp ảnh đang trong xu thế phát triển độc lập như một lĩnh vực nghệ thuật.

Huyện Cao Phong chung tay gìn giữ giá trị di sản văn hóa mo Mường

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Mo Mường Thàng (Cao Phong) được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2021 đã góp phần huy động các nguồn lực, tạo chuyển biến tích cực của người dân tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục