Một năm mới bình an, hạnh phúc và thành công lại về qua các bức thư pháp độc đáo, ấn tượng hình rồng của nhà thư pháp Lê Thiên Lý, viết theo thể "vật điều thư” và "nhân diện thư”.


Nhà thư pháp Lê Thiên Lý viết thư pháp chữ Giáp Thìn hình rồng.

Những ngày giáp Tết, nhiều người tìm đến nhà thư pháp Lê Thiên Lý ở số 8, ngõ Hàng Gà, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng xin chữ về treo Tết và làm quà tặng.

Không chỉ nổi tiếng là kỷ lục gia thực hiện bộ 12 tranh hình bình từ tên Can Chi của các năm 2010 đến năm 2021 bằng nghệ thuật thư họa đầu tiên tại Việt Nam, từng viết 1.000 chữ "Long” trên chiếc đĩa gốm Chu Đậu lớn nhất Việt Nam được trao kỷ lục Guinness thế giới, nhà thư pháp tài hoa còn được biết đến với những bức thư pháp hình linh vật mang đậm dấu ấn sáng tạo của riêng ông là 2 thể thư pháp "nhân diện thư” và "vật điểu thư”.


Thư pháp chữ Giáp Thìn hình rồng.

Rồng đứng đầu trong tứ linh "long, ly, quy, phượng”, biểu tượng cho quyền lực, sức mạnh phi thường, vẻ đẹp hoàn mỹ và hạnh phúc, thịnh vượng. Từ lâu, hình tượng rồng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý chọn viết thư pháp hình linh vật của năm bằng chữ quốc ngữ theo lối vật điểu thư để mọi người đọc và luận ngay được. Đặc trưng của rồng có thân uốn lượn mềm mại nên dễ tạo hình khi viết thư pháp so với các hình trâu, gà, dê, ngựa…

Chỉ vào bức thư pháp hình rồng, ông Lý lý giải cách sắp xếp các chữ cái trong chữ Giáp Thìn sao cho khéo léo, không khiên cưỡng: chữ Giáp thành đám mây, chữ Thìn thành con rồng, dấu chấm trong chữ i là ông mặt trời, dấu huyền là tia lửa.


Thư pháp chữ Giáp Thìn hình đàn guitar, bác sĩ, máy bay.

Nét độc đáo là làm sao "thổi hồn” để người thưởng ngoạn thấy được nét chữ phóng khoáng mà vẫn giàu thẩm mỹ, mang dấu ấn hội họa. Các họa sĩ vẽ đầu rồng thường kỹ lưỡng từng chi tiết với nhiều mầu sắc, viết thư pháp chỉ dùng mực đen, tốc độ nhanh đòi hỏi bàn tay điêu luyện.

Nét bút uyển chuyển, mềm mại trên những bức thư pháp sinh động, tràn đầy sức sống và sắc xuân, tựa bức tranh hài hòa, bắt mắt, hấp dẫn. Thần thái linh vật rồng vừa kiêu hãnh, uy nghiêm vừa bay bổng, gửi gắm ước vọng xuân mới bình an, nhiều điều tốt đẹp, thăng tiến như thế rồng vươn mình bay lên với sức sống mãnh liệt lôi cuốn người xem.

Ước nguyện năm mới thành công, khoa cử đỗ đạt, mọi việc hanh thông, gặp nhiều may mắn còn thể hiện qua lời chúc đi kèm: "Đón xuân Giáp Thìn, Rồng vút mây xanh, Rồng phun lửa đỏ, Bách sự công thành”. Rồng phun lửa đỏ chầu mặt trời tượng trưng cho ý chí dũng mãnh, khát vọng vươn lên, mang lại sự ấm áp, nhiều niềm vui trong năm mới.


Thư pháp chữ Giáp Thìn hình con chim, ô-tô, con gà, thuyền.

Trí tưởng tượng, sức sáng tạo còn in dấu qua những bức thư pháp viết chữ Giáp Thìn được cách điệu tài tình, biến hóa từ các chữ cái, hiện lên chân thực qua hình những đồ vật gần gũi thân quen trong đời sống, truyền tải nhiều thông điệp.

Chữ lúc là hình con cá, con tôm…mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no ấm, sung túc; khi là hình con thuyền, xe máy, ô-tô kỳ vọng năm mới tăng tốc nhiều bứt phá; hình máy bay, con chim cất cánh bay cao, bay xa hay lọ hoa, cây đàn tràn đầy không khí tươi vui, hạnh phúc năm mới…

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý chia sẻ, năm Giáp Thìn 2024, Giáp đứng đầu hàng can, Thìn là rồng - linh vật linh thiêng nhất trong hàng chi của 12 con giáp, hai cái nhất kết hợp kỳ vọng năm mới an khang, thịnh vượng, hạnh phúc ngập tràn, vạn sự như ý…

Bằng lối viết "nhân diện thư”, tức là viết chữ thành hình người, chữ "Giáp Thìn" còn được thể hiện thành hình vận động viên, cầu thủ khát khao chiến thắng, bác sĩ trị bệnh cứu người, các chiến sĩ hải quân, không quân bảo vệ Tổ quốc…

Ông Lý cho biết, Tết Ất Tỵ năm tới sáng tác tiếp thư pháp hình rắn là hoàn thành xong bộ sưu tập thư pháp đặc sắc theo thể "vật điểu thư” và "nhân diện thư” mô tả đủ linh vật trong 12 con giáp biểu trưng cho từng năm.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục