Trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc nói chung và ở huyện Mai Châu nói riêng, nghề dệt thổ cẩm là nét văn hóa có từ lâu đời. Qua đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ Thái đã tạo ra những sản phẩm mang hồn cốt dân tộc.



Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu (Mai Châu) duy trì nghề dệt thủ công truyền thống, tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo, đa dạng.

Ở Mai Châu, con gái Thái xưa ngoài lao động giỏi, chăm chỉ ruộng nương còn phải biết kéo sợi, dệt vải. Đến tuổi lấy chồng, người con gái tự tay dệt những chiếc vỏ chăn, đôi gối, đệm… Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Thái, sản phẩm thổ cẩm truyền thống được dệt thủ công không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống, trong các nghi lễ mà còn mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Với gam màu chủ đạo tươi sáng, rực rỡ, đường nét hoa văn đa dạng làm từ nguyên liệu tự nhiên, thổ cẩm được dùng trong may mặc hàng ngày, tạo nên những bộ trang phục dân tộc giàu bản sắc, ngoài ra còn được dùng làm vỏ gối, chăn, đệm và các vật dụng trang trí trong nhà hoặc sử dụng làm lễ vật cúng thần trong lễ Xên bản, xên mường…

Chị Lò Thị Chanh, thành viên HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu, xã Chiềng Châu cho biết: Với người phụ nữ dân tộc Thái ở Mai Châu, dệt thổ cẩm dường như là một kỹ năng bắt buộc, được truyền từ đời nay sang đời khác, qua các thế hệ trong mỗi gia đình. Mỗi tấm thổ cẩm phong phú về màu sắc, đa dạng về họa tiết, hoa văn, có màu xanh của cây cối, màu hồng, trắng, đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Ở mỗi độ tuổi, người phụ nữ khéo léo kết hợp các màu sắc với nhau để tạo ra những tấm vải thổ cẩm phù hợp. Nếu là cô gái Thái trong độ tuổi hẹn hò, yêu đương chọn thổ cẩm gam màu sáng, thêu những hoa văn uốn lượn, bay bổng. Với các bà, các mẹ lấy gam màu trầm làm chủ đạo, đường nét rắn rỏi và có sự chiêm nghiệm về cuộc sống.

Trước kia, sản phẩm thổ cẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Những năm gần đây, một số HTX, tổ dệt thổ cẩm truyền thống được thành lập, thổ cẩm trở thành sản phẩm hàng hoá, qua đó giúp kinh tế nhiều hộ được nâng lên; đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Bà Khà Thị Nhua, xóm Nhót, xã Nà Phòn cho biết: Kế thừa và phát huy những tinh túy nghề dệt thổ cẩm cổ truyền, kết hợp với sự sáng tạo, phụ nữ dân tộc Thái đã tạo ra những sản phẩm mới đặc trưng, vừa mang nét văn hóa truyền thống vừa mang tính hiện đại. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm của người Thái Mai Châu đã trở thành mặt hàng ưa chuộng của du khách trong và ngoài nước, cũng như có mặt tại nhiều thị trường trong nước. Đây là đòn bẩy để đồng bào dân tộc nơi đây đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế từ thế mạnh, từ tài nguyên văn hóa dân tộc sẵn có của địa phương.

Từ năm 2020 đến nay, nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Đây là nguồn động viên lớn, tạo đà để chị em trong các HTX dệt trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Mai Châu nói riêng nỗ lực phát triển quy mô sản xuất, nâng tầm giá trị sản phẩm. Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu, xã Chiềng Châu cho biết: Để có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, HTX luôn nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. Qua từng năm, các sản phẩm từ thổ cẩm của HTX không ngừng được nâng tầm, cải tiến mẫu mã, đa dạng chủng loại, giá thành và nhận được nhiều đơn đặt hàng từ trong nước đến thị trường quốc tế với số lượng ngày càng tăng. Qua đó, thu nhập của các thành viên HTX ổn định, đời sống ngày một nâng lên.

Đến với những bản người Thái ở vùng đất Mai Châu xinh đẹp, dễ dàng bắt gặp những sạp hàng bán các sản phẩm làm từ thổ cẩm rực rỡ sắc màu, đa dạng mẫu mã, chủng loại như: khăn, quần áo truyền thống, túi xách, mũ, móc khóa, ví... Với tình yêu nghề và nét văn hóa truyền thống, đồng bào Thái Mai Châu quyết tâm gìn giữ tiếng thoi đưa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.


Lan Hương

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục