Âm thanh trống giục liên hồi cùng tiếng hò reo, cổ vũ không ngớt của người xem ở mỗi hội thi, trận đấu đã cho thấy sức hấp dẫn của trò chơi dân gian. Có dịp đến với các lễ hội ở Hòa Bình, du khách sẽ cuốn hút bởi hình thức vui chơi chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này.


Chị em vùng Mường Vó tham gia trò chơi đánh mảng tại Lễ hội Rước Bụt Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).

Những ngày đầu Xuân, nhiều địa phương trong tỉnh tưng bừng vào mùa lễ hội, tạo không khí phấn khởi, vui tươi, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thầncủa cộng đồng. Bên cạnh những nghi trình, nghi thức quan trọng ở phần lễ, lễ hội không thể thiếu phần hội cũng như việc đưa vào các trò chơi dân gian phổ biến như ném còn, đẩy gậy, đánh mảng, kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo, bịt mắt đánh trống...

Cùng dòng người đổ về Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, du khách Nguyễn Quang Sắc (TP Hà Nội) hào hứng chia sẻ: Tôi thấy rất vui, tinh thần sảng khoái khi chứng kiến và được tham gia các trò chơi dân gian ở lễ hội. Thú vị nhất là trò đi cà kheo, bịt mắt đánh trống với phần thưởng nhận được là tràng pháo tay không ngớt cùng tiếng cười giòn giã của mọi người.

Ở Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu), các trò chơi dân gian ném pao, tu lu và đi cà kheo thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia, không phân biệt giới tính, lứa tuổi. Đặc sắc nhất là trò chơi ném pao, người chơi được chia 2 bên nam - nữ, khoảng cánh 2 đội từ 5 - 7 mét. Qua cuộc chơi mà thử tài khéo léo của người ném pao không để quả pao rơi xuống đất, ném đến khi nào thấy nhắm mắt lại cũng có thể bắt được quả pao của người kia ném sang. Các đội chơi thường giao ước với nhau về số lần ném, số lần bắt được pao, bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do bên thắng quy định.

Đến với Lễ hội Khai mùa Mường Thàng Xuân Giáp Thìn, hàng trăm du khách nô nức tham gia, trải nghiệm trò chơi ném còn dân tộc Mường. Cây còn được làm từ thân tre với chiều cao khoảng 20 mét. Ngọn cây uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ hồng tâm để có thể tung còn vào vòng tròn. Theo quan niệm, người tung quả còn bay cao mang đi rủi ro, đau ốm, cái úa vàng, héo hon của cây trái. Sau khi lên trời, quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi, đón về phúc, lộc, thọ cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Trong lễ hội cầu mùa, trò chơi này còn thể hiện ước nguyện âm, dương giao hòa, cuộc sống sinh sôi, mùa màng bội thu.

Đặc biệt là ngày nay, một số trò chơi dân gian quen thuộc đã phát triển thành môn thể thao dân tộc. Không chỉ có mặt trong lễ hội truyền thống, các trò chơi kéo co, đánh mảng, ném còn đã được chọn là nội dung thi đấu ở kỳ Đại hội TDTT các cấp, các giải đấu cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc. Đơn cử tại Đại hội TDTT lần thứ VII - năm 2021 của huyện Lạc Sơn, Ban tổ chức đã đưa môn đánh mảng và vật cổ truyền dân tộc vào thi đấu chính thức. Đây cũng là 2 trò chơi dân gian phổ biến được duy trì, có mặt trong các dịp lễ hội, gắn với hoạt động vui hội Xuân của các cụm xã, vùng Mường Vang. Những năm gần đây, ở cấp tỉnh và cấp huyện thường niên tổ chức các giải đấu, cụ thể là giải vô địch bắn nỏ - kéo co - đẩy gậy nằm trong hệ thống các giải thể thao của tỉnh. Nhiều nhân tố, tài năng ở môn thể thao dân tộc được phát hiện, bồi dưỡng và trở thành vận động viên nòng cốt, đóng góp thành tích đáng tự hào cho thể thao của tỉnh.

Theo đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc phụ trách Sở VH-TT&DL, trò chơi dân gian được đưa vào lễ hội có ý nghĩa tinh thần sâu sắc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, tôn vinh nét đẹp văn hóa, gắn kết cộng đồng dân tộc. Mặt khác, khi phát triển thành môn thể thao, trở thành môn thi đấu chính thức sẽ động viên, thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT, nâng cao sức khỏe trong nhân dân. Hiện nay, một số trò chơi dân gian cũng được các khu, điểm du lịch trong tỉnh đưa vào hoạt động trải nghiệm, trở thành sản phẩm mới, sân chơi hấp dẫn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách. Qua đó góp phần giới thiệu, quảng bá nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, trở thành một trong những "đặc sản” thu hút du khách trong nước, quốc tế.

Bùi Minh


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục