Bằng cách biểu đạt cùng khả năng nói tiếng Việt khá lưu loát, bé Sùng Y Soan (5 tuổi) ở xóm Pà Háng đang theo học tại Trường mầm non Pà Cò, xã Pà Cò (Mai Châu) tự tin vào vai nữ hướng dẫn viên du lịch nhí giới thiệu cho đoàn khách về những sản phẩm văn hóa độc đáo gắn với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc mình. Cô giáo Hà Thị Nhất, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Sự mạnh dạn, tự tin trong trong giao tiếp ngôn ngữ tiếng Việt và khả năng cá nhân của trẻ được bộc lộ là minh chứng cho thấy hiệu quả, tầm quan trọng của mô hình "Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc Mông gắn với văn hóa địa phương”. Được thực hiện trên địa bàn vùng đồng bào Mông sinh sống tập trung, ban đầu có nhiều khó khăn bởi việc giao tiếp trong cộng đồng nơi đây chủ yếu bằng tiếng Mông, người dân ít sử dụng, thậm chí không sử dụng tiếng Việt.


Trường mầm non Pà Cò (Mai Châu) xây dựng góc không gian văn hóa địa phương - là nơi trẻ được cô giáo hướng dẫn làm quen với từ mới vàluyện phát âm tiếng Việt.

Đối với nhà trường, chất lượng chương trình giáo dục bằng tiếng Việt không được như mong đợi do bất đồng ngôn ngữ giữa trẻ và giáo viên. Ngoài số ít giáo viên từ vùng khác, đội ngũ giáo viên trong trường hầu hết là người bản địa nên việc giao tiếp bằng tiếng Mông càng phổ biến hơn. Với vốn tiếng Việt ít ỏi, trẻ chỉ có khả năng nghe, nói được những câu ngắn, đơn giản. Những rào cản về mặt ngôn ngữ khiến việc học tập hạn chế, các em thêm phần nhút nhát, rụt rè, không tự tin tham gia các hoạt động giáo dục.

Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, mô hình triển khai xây dựng môi trường lớp học thân thiện với các góc hoạt động được thiết kế mang tính mở, có sự liên kết các góc để trẻ có cơ hội giao lưu, trao đổi, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Những nguyên vật liệu sẵn có, gắn với văn hóa truyền thống và quen thuộc với trẻ được tận dụng, tạo thành không gian thu nhỏ (áo, váy, khèn...). Mặt khác, các mảng tường, đồ dùng, thiết bị trong lớp được treo/dán đa dạng kiểu ký hiệu, số, chữ cái tiếng Việt. Hoạt động tăng cường tiếng Việt được lồng ghép với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong ngày, trò chơi ngôn ngữ, hoạt động giao lưu, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa cô với trẻ và những người xung quanh. Khi kết thúc một hoạt động, giáo viên chú ý chỉnh sửa trẻ nói chưa chuẩn và cùng trẻ phát âm lại.

Tiếng Việt cho trẻ cũng được tăng cường thông qua hoạt động góc thư viện. Các nhóm, lớp thường xuyên thay đổi sách, truyện mới, phù hợp với chủ đề giáo dục. Góc thư viện, góc sách bài trí linh hoạt, sáng tạo, tiện lợi cho các em sử dụng. Khi tổ chức hoạt động đọc thư viện, giáo viên sử dụng hình thức song ngữ (Mông - Việt) trước, trong, sau khi đọc để giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu. Nhà trường còn thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học, như: góc thiên nhiên, góc vận động, góc không gian văn hóa địa phương... nhằm khuyến khích các em giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt, giúp gợi mở, tăng vốn từ tiếng Việt, khả năng phát âm. Các em còn được tạo môi trường thuận lợi thông qua các buổi nói chuyện, trao đổi, sinh hoạt theo chủ đề để giao lưu tiếng Việt, làm quen với từ mới, ôn luyện, củng cố những từ, câu đã được học. Nhà trường cũng phối hợp chặt chẽ với phụ huynh của trẻ, có biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng nơi trẻ sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.

Đồng chí Sùng A Chua, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò khẳng định: Cấp uỷ, chính quyền luôn quan tâm, ủng hộ nhà trường trong quá trình triển khai, thực hiện và nhận thấy mô hình phù hợp với bối cảnh địa phương. Mô hình đã làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng về sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số mà bậc học mầm non là tiền đề của những cấp học tiếp theo, giúp các em nâng cao năng lực toàn diện, đóng góp vào sự tiến bộ và phát triển xã hội bền vững.

Mô hình được Trường mầm non Hang Kia và một số đơn vị, trường học khác đến tham quan, học tập, nghiên cứu khả năng nhân rộng. Cùng với việc cải thiện rõ rệt tỷ lệ trẻ tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường đạt 95%, điểm mới của mô hình là giúp trẻ bước qua rào cản ngôn ngữ, đồng thời có nhiều cơ hội hoạt động tập thể, trở thành cầu nối giúp người thân trong gia đình và cộng đồng giao tiếp bằng tiếng Việt; giáo viên người địa phương có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng phát âm chuẩn tiếng Việt để thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiệu quả hơn; gia đình và nhà trường có sự phối hợp gắn kết trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ...


Bùi Minh

Các tin khác


Đặc sắc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh

Vừa qua, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024 được tổ chức thành công. Các đoàn nghệ thuật quần chúng đã thể hiện những chương trình nghệ thuật đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2

Tối 20/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc ''Bài ca Điện Biên''

Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc "Bài ca Điện Biên”.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình tổ chức Đại lễ Phật đản 

Sáng 19/5 (tức ngày 12/4 Giáp Thìn), tại chùa Phật Quang - Hòa Bình, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch năm 2024. Dự đại lễ có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ; đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Nội vụ... và đông đảo tăng ni, phật tử. 

Chung kết "Cuộc thi Tranh biện HTV" lần thứ I

Chiều 18/5, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức trận chung kết "Cuộc thi Tranh biện HVT” lần thứ I - năm học 2023 - 2024 với chủ đề: Trường học hạnh phúc có nên duy trì đội cờ đỏ hay không?

Đổi thay ở xã nông thôn mới kiểu mẫu

Là xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, diện mạo xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có sự đổi thay mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng KT-XH được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục