Tối 14/8, tại Nhà hát Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Âm Nhạc Thành phố phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật, giới thiệu chân dung âm nhạc nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với chủ đề "Phan Huỳnh Điểu-Tình yêu ở lại”.


Các ca sĩ trình bày ca khúc "Cuộc đời vẫn đẹp sao" (thơ Dương Hương Ly) của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trong chương trình.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11/11/1924 tại vùng đất Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong những nhạc sĩ tên tuổi tiêu biểu của nền âm nhạc đương đại.

Nhạc sĩ để lại dấu ấn sâu đậm với các tác phẩm bất hủ và được mệnh danh là "con chim vàng" của âm nhạc Việt Nam.

Năm 1983 nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu từng giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Năm 1945, với lòng yêu nước nồng nàn và lời thề thiêng liêng với dân tộc, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác bài hát "Đoàn giải phóng quân" (nay là "Đoàn Vệ quốc quân").

Với giai điệu hào hùng, mạnh mẽ, bài hát đã khẳng định tiếng lòng của các chiến sĩ và góp phần cổ vũ tinh thần chiến đấu trong các trận chiến.

Bài hát "Đoàn Vệ quốc quân" không chỉ là tiếng gọi của thời đại mà còn trở thành biểu tượng âm nhạc, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Qua tác phẩm này, nhạc sĩ đã truyền tải tinh thần yêu nước và sự kiên cường bất khuất, tiếp thêm sức mạnh cho các thế hệ chiến sĩ và người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã để lại nhiều ca khúc bất hủ, trường tồn với thời gian. Các sáng tác của ông không chỉ phản ánh lịch sử cách mạng mà còn khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước.

Ngoài ra, ông còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như: Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Thuyền và biển...

Nhạc ông có ngôn từ mộc mạc, không kém phần thiêng liêng nhưng vẫn thể hiện được tình yêu của mình đối với non sông.

Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã có một quãng thời gian dài cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam. Với những đóng góp to lớn cho nghệ thuật nước nhà, ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương chống Mỹ hạng nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật.

Tại chương trình, khán giả đã được thưởng thức lại những ca khúc làm nên tên tuổi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu như: Đoàn Vệ quốc quân, Ở hai đầu nỗi nhớ, Anh ở đầu sông em cuối sông, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Những ánh sao đêm, Sợi nhớ sợi thương, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu…

Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ: Nghệ sĩ Thục An, Nghệ sĩ Nhân dân Tuyết Mai, Nghệ sĩ Ưu tú Vân Khánh, Nghệ sĩ Ưu tú Khánh Ngọc, nghệ sĩ tranh cát Trí Đức, nghệ sĩ Saxophone Phạm Nguyên, ca sĩ Quang Linh, Hồ Trung Dũng, Nguyễn Phi Hùng, Hoàng Bách, Giang Hồng Ngọc, Quốc Đại, Cao Công Nghĩa, Dương Quốc Hưng, ban nhạc dân tộc Trúc Xanh, nhóm múa Mặt Trời…

Chương trình nghệ thuật mong muốn mang âm nhạc truyền thống cách mạng đến gần hơn với người dân và thế hệ trẻ tại thành phố. Ngoài ra, chương trình đặc biệt tạo cơ hội cho công chúng và khán giả trẻ khám phá sâu hơn về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị và khơi dậy tinh thần yêu nước một cách sâu sắc.

Theo Nhandan.vn

Các tin khác


Ngày 10/10, Hà Nội bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô tại 30 điểm

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa. Thời lượng bắn trong 15 phút.

Huyện Lạc Sơn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Huyện Lạc Sơn có trên 15,7 vạn người, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 92%. Trên địa bàn huyện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của người Mường như: nhà sàn, chiêng, mo, trang phục, nghề truyền thống, hát thường rang, bộ mẹng... Cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện chú trọng triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc được khơi dậy trong cộng đồng.

Triển lãm và ra mắt sách ảnh ''70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Vang mãi bản hùng ca''

Ngày 7/8, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh và ra mắt sách ảnh "70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca”.

Hội thi “Bác Hồ với Lương Sơn, Lương Sơn học và làm theo Bác”

UBND huyện Lương Sơn và Ban Tuyên giáo Huyện ủy vừa phối hợp tổ chức Hội thi "Bác Hồ với Lương Sơn, Lương Sơn học và làm theo Bác". Hội thi thu hút 11 đội với gần 200 thí sinh tham gia. Đông đảo khán giả đã đến xem và cổ vũ.

Trên 400 tác phẩm tham gia Cuộc thi ảnh “Nét đẹp hoạt động nữ công tỉnh Hòa Bình năm 2024”

Ngày 7/8, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh "Nét đẹp hoạt động nữ công tỉnh Hòa Bình năm 2024”.

Lễ Khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ diễn ra vào ngày 9/8

Chào mừng ngày kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Chương trình khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Hội Nhà báo Việt Nam và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên đồng tổ chức sẽ được diễn ra vào sáng 9/8/2024 tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2025).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục