Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.
Làng cổ Phước Tích. (Ảnh: LÊ LỘC)
Công văn cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được Tờ trình số 17/TTr-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi nghiên cứu và xin ý kiến các nhà khoa học Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (nhiệm kỳ 2020-2024), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến như sau: Thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc lập hồ sơ di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Căn cứ thành phần và thể thức hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL, Bộ đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo cơ quan chức năng lập hồ sơ di tích, gửi về Bộ thông qua Cục Di sản văn hóa.
Làng cổ Phước Tích nằm ven sông Ô Lâu thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Ðiền (tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách với nhiều trải nghiệm di sản văn hóa độc đáo.
Ðây được mệnh danh là một trong ba ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, cũng là "Làng di sản cấp quốc gia" (được Nhà nước công nhận và xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2009), với quần thể di tích kiến trúc nhà rường cổ, di tích văn hóa Chăm-pa, văn hóa Việt cổ và nghề gốm truyền thống hơn 500 năm.
Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông, có diện tích khoảng 49ha. Trải qua hơn 550 năm tồn tại và phát triển, làng cổ Phước Tích còn lưu giữ được những giá trị độc đáo của một ngôi làng di sản.
Phước Tích hiện còn nguyên vẹn 38 ngôi nhà rường cổ, trong đó có 12 ngôi nhà thờ họ, phái; 26 nhà ở của dân. Tất cả những ngôi nhà rường này đã hơn 100 năm tuổi.
Theo Nhandan.vn
Ngày 1/11, khu dân cư (KDC) thôn Măng, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Tới dự có đồng chí Bùi Tiến Lực, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Lạc Thuỷ.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn ý thức việc xây dựng và gìn giữ phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương. Đặc biệt là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, văn hóa gia đình là nòng cốt tạo nên một Hòa Bình giàu bản sắc, mang những giá trị phong phú về đời sống văn hóa. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh luôn chú trọng xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Hòa Bình trong giai đoạn mới.
Chương trình phim chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) sẽ mang đến công chúng yêu điện ảnh trong nước và quốc tế 9 phim điện ảnh đặc sắc về Hà Nội.
"Lên tiếng cho mai sau” là chủ đề của Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững diễn ra từ ngày 30/10 đến 3/11 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
"Then là nguồn cội văn hóa, tài sản vô giá, linh hồn của người Tày. Là người trẻ sinh ra trong nếp nhà sàn của người Tày và lớn lên cùng những câu hát "Ới la” mình càng phải tìm hiểu, lưu giữ hồn cốt của dân tộc". Đó là những tâm sự, trải lòng của các thành viên Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) trong hành trình lưu giữ làn điệu Then.
Chiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.