Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.


Màn trống khai hội. 

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang Đặng Đình Hoan nhấn mạnh: Chiến thắng Xương Giang năm 1427 đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với nước ta, đất nước Đại Việt thái bình, thịnh trị, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc. Để ăn mừng chiến thắng quân Minh, năm 1428, sau khi lên ngôi, vua Lê Lợi đã mở hội khao quân, tuyên đọc "Đại cáo Bình Ngô”.

Trong bối cảnh niềm vui chung đó, ở Kinh Bắc có trị sở là thành Xương Giang cũng được hưởng lộc và tổ chức lễ hội lớn để cáo tế trời đất ban phúc lộc cho nhân dân. Từ đó về sau, nhân dân vùng Xương Giang đều tổ chức lễ hội vào dịp đầu Xuân để khơi dậy niềm tự hào về chiến công này.

Lễ hội mừng chiến thắng Xương Giang được tổ chức vào dịp đầu Xuân, từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng. Đó cũng là dịp các làng quanh thành Xương Giang tổ chức hội làng truyền thống; khi ấy, các làng cổ bên thành Xương Giang do có công trong chiến thắng Xương Giang nên đã được hưởng lộc vua ban, nhân dân địa phương tổ chức rước lễ vật về thành Xương Giang làm lễ tế, mở hội ăn mừng chiến thắng. Từ đó, lễ hội mừng chiến thắng Xương Giang trở thành một lễ hội lớn, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân cả vùng quanh thành Xương Giang và du khách thập phương.

Địa điểm chiến thắng Xương Giang và Lễ hội Xương Giang đã tạo dựng nên và mang những giá trị tiêu biểu đậm đà bản sắc văn hóa của vùng đất Kinh Bắc - Bắc Giang. Trước những chứng tích và giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã Quyết định công nhận xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia địa điểm chiến thắng Xương Giang; năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định công nhận Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang là di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định đưa Lễ hội truyền thống Xương Giang, thành phố Bắc Giang vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Chương trình nghệ thuật "Hào khí Xương Giang muôn thuở lưu truyền". 

Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang Đặng Đình Hoan khẳng định: Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới ánh sáng soi đường của Đảng quang vinh; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành của tỉnh; các địa phương; Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân thành phố Bắc Giang đã phát huy truyền thống đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm vượt qua khó khăn và giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc.

Thực hiện Nghị quyết 1191 của Quốc hội, từ ngày 1/1 thành phố Bắc Gang được mở rộng trên cơ sở sáp nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang, qua đó địa giới hành chính thành phố được mở rộng diện tích lên gấp hơn 4 lần và dân số tăng lên gần 2 lần, mở ra một giai đoạn phát triển mới, có đầy đủ dư địa, không gian phát triển để bứt phá vươn lên và vươn mình mạnh mẽ xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại của tỉnh.

Những kết quả đạt được là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp thành phố nhiệm kỳ 2025-2030. Xây dựng thành phố Bắc Giang ngày càng phát triển nhanh toàn diện vững chắc, theo hướng đô thị xanh, thông minh; lấy người dân làm trung tâm để xây dựng một thành phố đáng sống.

Từ nhiều năm nay, lễ hội Xương Giang được UBND thành phố Bắc Giang tổ chức với quy mô cấp thành phố. Lễ hội mang đậm chất văn hóa truyền thống và là niềm tự hào của nhân dân thành phố nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung; có ý nghĩa cổ vũ công cuộc đổi mới, xây dựng thành phố Bắc Giang ngày càng phát triển. Lễ hội cũng là dịp giới thiệu với đông đảo nhân dân, quý khách gần xa về mảnh đất Bắc Giang văn hiến - cách mạng - anh hùng, về con người Bắc Giang thân thiện và mến khách.

Sau phần lễ, các đại biểu và nhân dân thưởng thức chương trình nghệ thuật "Hào khí Xương Giang muôn thuở lưu truyền", gồm 2 phần "Ký ức hào hùng” và "Đảng quang vinh – Niềm tin và khát vọng” đã tái hiện tinh thần anh dũng của quân dân ta trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trước đó, vào chiều cùng ngày, tại khu di tích diễn ra lễ tế, nghi thức phóng ngư, phóng điểu cầu quốc thái dân an.

Lễ hội diễn ra đến ngày 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ với nhiều hoạt động hấp dẫn như: trình diễn di sản văn hóa phi vật thể (hát chèo, quan họ, ca trù); chiếu phim hoạt hình về lịch sử Chiến thắng Xương Giang; trưng bày ảnh ký ức Chiến thắng Xương Giang; các trò chơi dân gian; không gian văn hóa chợ quê với các sản phẩm đặc trưng của thành phố Bắc Giang...

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Gìn giữ vốn quý của dân tộc Dao

Hoà chung không khí hân hoan đón chào năm mới, người dân xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) bước vào năm mới Ất Tỵ với niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Là một trong số ít dân tộc có chữ viết và được sử dụng khá thường xuyên cho đến nay, chữ viết Nôm Dao được cộng đồng dân tộc Dao ở các địa phương trong tỉnh tham gia bảo tồn, phát huy. Về chữ viết, dân tộc Dao không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá và gọi là chữ Nôm Dao. Dành trọn tâm huyết, hiện nay, một số người cao tuổi dân tộc Dao ở xóm Thung Dao Bắc miệt mài truyền dạy vốn quý của dân tộc. Từ đó góp phần giúp thế hệ trẻ dân tộc Dao thêm hiểu biết, trân trọng, tự hào, cùng có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.

Tỏa hương, khoe sắc trong vần thơ, điệu nhạc

Hòa Bình là vùng đất sử thi không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, giàu trầm tích văn hóa ẩn chứa trong đất, trong Mường được lưu danh với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Hơn thế, con người Hòa Bình chân tình, nồng hậu, mến khách…, tất cả tạo nên nét riêng, vốn có, tạo sức hút, nguồn cảm xúc để các thi sĩ, nhạc sĩ ghép nên những vần thơ, điệu nhạc say đắm lòng người.

Ý nghĩa ẩn sau những trò chơi dân gian của người Mường

Những trò chơi trong lễ hội dân gian Mường nói chung thường rất sơ khai, bắt nguồn từ thực tế cuộc sống (đi cà kheo, bắn nỏ, đu tre, đẩy gậy), mang tính cầu sinh sôi, nảy nở, mùa màng tốt tươi (ném còn, đánh khăng, đánh cù, đánh mảng…). Trò chơi dân gian của người Mường có thể chia làm 2 loại: Vui chơi sinh hoạt cộng đồng kết hợp thi đấu và cầu sinh thực khí (tín ngưỡng phồn thực).

Lên Đà Bắc đắm say văn hóa đồng bào vùng cao

Dịp cận Tết Nguyên đán, du khách gần xa háo hức đến huyện vùng cao Đà Bắc để có những trải nghiệm văn hóa độc đáo như học gói bánh truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tập viết chữ Tày cổ hoặc đắm say trong những làn điệu khắp Tày…

Biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa rực rỡ đêm giao thừa tại các huyện

Trong đêm chờ đón thời khắc giao thừa, cùng với thành phố Hòa Bình, các huyện trong tỉnh đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa chào đón năm mới. Nhân dân các địa phương nô nức đổ về trung tâm diễn ra các sự kiện để cùng chào đón năm mới, chúc nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục