Bao năm nay, tấm lòng hồn hậu của ông Hà Công Nhấm là sản phẩm du lịch đặc biệt khiến nhiều du khách nước ngoài ấn tượng

Bao năm nay, tấm lòng hồn hậu của ông Hà Công Nhấm là sản phẩm du lịch đặc biệt khiến nhiều du khách nước ngoài ấn tượng

(HBĐT) - “Cặp bánh chưng là lý do khiến đôi vợ chồng người Pháp đó quay trở lại nhà tôi…”. Ông Hà Văn Cương ở xóm Văn, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu không khỏi xúc động khi kể câu chuyện cũ, câu chuyện đã giúp ông thấm thía được sâu sắc giá trị của chữ “tâm” trong kinh doanh du lịch cộng đồng…

 

Tủm tỉm cười, ông Hà Văn Cương kể lại: Lúc đó, một tiếng nước ngoài bẻ đôi không biết nên tôi không hỏi được tên của họ. Chỉ biết họ là người Pháp. Họ nghỉ tại nhà tôi một đêm, vào dịp giáp Tết cách đây 3 – 4 năm tôi không nhớ rõ. Vì bất đồng ngôn ngữ nên câu chuyện giữa chủ nhà và khách hầu như chỉ có những cái gật đầu hoặc lắc đầu xuê xoa. Nụ cười là cách hiệu quả nhất để biểu đạt thiện chí giao tiếp. Lúc giới thiệu cho họ cách dệt vải thổ cẩm, tôi cũng chỉ biết nhờ cử chỉ của chân tay nhưng nhận thấy rõ ràng sự thích thú của họ. Hôm sau họ về, gia đình biếu họ một cặp bánh chưng ăn Tết, và rối rít “méc-xi” theo họ vì cứ tưởng “méc-xi” nghĩa là “tạm biệt”! (méc-xi (merci), tiếng Pháp nghĩa là “cảm ơn” – NV). Gần hai năm sau, đôi vợ chồng đó quay trở lại nhà tôi. Lần này họ đi theo tour Hà Nội – Sơn La, lịch trình chỉ ghé qua Bản Lác và không ngủ lại nên họ tranh thủ vào chào gia đình. Tôi thực sự bất ngờ và xúc động khi nghe họ ngọng nghịu nói vài từ tiếng Việt: “Bánh chưng… Cảm ơn…”.

 

“Hoá ra, cặp bánh chưng mà gia đình biếu khách tuy chỉ là món quà hết sức giản dị nhưng chứa đựng bên trong là tấm lòng thơm thảo khiến họ cảm kích và vẫn nhớ tới gia đình khi có dịp quay trở lại…”. Nhấp thêm một ngụm nước vối, ông Cương chia sẻ: Câu chuyện đã giúp tôi thấm thía hơn ý nghĩa của chữ “tâm” trong kinh doanh du lịch cộng đồng. Chữ “tâm” ở đây không phải chỉ là tấm chân tình của người dân bản xứ mà đã trở thành một sản phẩm văn hoá đặc biệt, có sức lay động con tim và khắc sâu vào lòng du khách ấn tượng về một miền đất giàu bản sắc dân tộc với những con người hồn hậu, yêu hoà bình… Chữ “tâm” đó, theo ông Hà Văn Cương  “không một dịch vụ du lịch nào có thể thay thế được”!

 

Làm du lịch cộng đồng suốt mấy chục năm nay, có lẽ chính chữ “tâm” đã tạo nên mối cơ duyên đặc biệt cho ngôi nhà sàn nho nhỏ của ông Hà Công Nhấm ở bản Lác. Ông Nhấm khẳng định: “Du lịch cộng đồng không chấp nhận sự hời hợt và qua quít. Cái cốt là phải tôn trọng khách. Cái cần là phải nhẫn nại, khiêm tốn, nhiệt tình và tế nhị. Làm gì cũng phải có tâm. Làm du lịch cộng đồng lại càng cần đưa chữ “tâm” lên làm đầu”.  

 

Bao lâu nay, bản Lác và bản Văn là hai trong số ít ỏi các bản làng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ta biết khai thác thế mạnh sẵn có để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Cùng với bầu không khí trong lành, cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi mát, cùng với xóm làng sạch sẽ và thanh bình, đặc biệt là với tấm lòng thơm thảo, khoáng đạt đầy nét đặc trưng của người dân miền sơn cước, các hộ gia đình người Thái nơi đây đã chuyên tâm làm du lịch với sản phẩm du lịch đặc trưng là nếp sinh hoạt hàng ngày, là bản sắc văn hoá vốn dĩ vẫn luôn thường trực trong cuộc sống của họ. Bằng cách giới thiệu bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình qua những sản phẩm du lịch mang đậm hơi thở cuộc sống như dệt vải, thêu thùa, làm chăn bông, đan lát…, họ đã làm du lịch trong chính ngôi nhà sàn của mình với một tấm chân tình mộc mạc.

 

Mỗi tấm lòng thơm thảo của người dân nơi đây như một cánh hoa ban phơn phớt mang tới cảm giác dịu mát và yên lành khi du khách đặt chân đến Mai Châu. Đó sẽ là những nét chấm phá đặc biệt khiến bức tranh du lịch cộng đồng của Mai Châu thêm ấn tượng./.   

 

                                                                                   Thu Trang

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục