"Những đứa con biệt động Sài Gòn" là bộ phim được khán giả trông đợi rất nhiều. Bởi tên tuổi của đạo diễn Long Vân đã gắn liền với bộ phim "Những chiến sĩ biệt động Sài Gòn" hơn 20 năm trước được công chúng rất yêu thích. Đây cũng là tâm huyết của người đạo diễn điện ảnh tài ba khi đã ở tuổi ngoại 70...
Ngày 21/5, bộ phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn" (Tổng đạo diễn Long Vân; đạo diễn: Minh Quang - Khương Đức Thuận; tác giả: Đại tá, nhà văn Nguyễn Xuân Hải; cố vấn nghiệp vụ: Trung tướng, nhà văn Hữu Ước) đã chính thức ra mắt khán giả Hà Nội cùng với cuộc họp báo do Công ty CP phim Long Vân và Điện ảnh CAND tổ chức. Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL - CAND; Đại tá Nguyễn Dĩnh - Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, Bộ Công an; Đại tá Phan Gia Liên cùng đại diện nhiều cơ quan và đông đảo các cơ quan báo chí đã có mặt. Có thể nói, "Những đứa con biệt động Sài Gòn" là bộ phim được khán giả trông đợi rất nhiều. Bởi tên tuổi của đạo diễn Long Vân đã gắn liền với bộ phim "Những chiến sĩ biệt động Sài Gòn" hơn 20 năm trước được công chúng rất yêu thích. Đây cũng là tâm huyết của người đạo diễn điện ảnh tài ba khi đã ở tuổi ngoại 70 vẫn đau đáu nỗi niềm muốn người xem được thưởng thức một tác phẩm về hình tượng người chiến sĩ Công an đầy tính nghệ thuật. Không phụ sự kỳ vọng của khán giả, đạo diễn Long Vân đã mang đến một món ăn tinh thần xứng với tên tuổi của mình. Dựa trên những sự kiện xảy ra trong cuộc đời Năm Cam (ở đây là Bảy Xoài) với những tình tiết chọn lọc đặc sắc, gần 40 tập phim là một mạch chuyện gắn kết hết sức hấp dẫn. Nhưng câu chuyện chỉ là cái nền để êkíp làm phim phản ánh cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt và đầy mưu trí của những chiến sĩ Công an với tội phạm, trong việc bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đó là sự phát huy truyền thống dũng cảm, bất khuất của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đánh Mỹ năm nào.
Cảnh trong phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn".
Nhưng mặt trận chống tội phạm của người chiến sĩ Công an hôm nay không ồn ào tiếng súng, không là 2 chiến tuyến rạch ròi giữa ta và địch, mà là một cuộc đấu tranh thầm lặng và vô cùng cam go, đòi hỏi không chỉ sự thông minh, quả cảm, mà còn cả phẩm chất cao quý của mỗi con người. Trên con đường ấy, cũng có những người không giữ được mình, nhưng tuyệt đại đa số đều tiếp nối được niềm tự hào của cha anh, như Giang Quân, Minh Thư v.v…
Dấu ấn tài năng và kinh nghiệm của đạo diễn Long Vân in rõ ở bộ phim. Phải nói rằng, đây là bộ phim hành động đầu tiên ở Việt Nam có những cảnh "đấm đá" rất thật, đến mức các nhà báo và các nhà chuyên môn vốn là những khán giả kỹ tính, đều phải tấm tắc khen ngợi. Bởi các đạo diễn đã chọn một đội ngũ cascader nổi tiếng ở TP HCM vừa giỏi võ thuật, vừa am hiểu nghệ thuật và ngay từ khi casting diễn viên, đạo diễn đã "nhắm" cascader nào cho từng diễn viên. Dẫu thế, các diễn viên vẫn đều phải học võ thuật ít nhất 2 tháng trước khi quay. Chính những điều tưởng là nhỏ này đã đủ sức thuyết phục người xem bởi tính chân thật.
Đạo diễn Vương Đức không giấu sự hài lòng: Đây là bộ phim hành động hiếm thấy ở Việt
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước chúc mừng đạo diễn Long Vân và đoàn làm phim. Ảnh: Đức Hiệp |
Không chỉ thế, điều đặc biệt ở phim này, trong các cảnh quay cơ bản, đều là sự thật: Cảnh lúc khám nghiệm Phượng "Đê" do chính tổ khám nghiệm gồm 5 chiến sĩ Công an trước đây từng khám nghiệm Dung Hà ở 17 Bùi Thị Xuân, nên trình tự và các bước tiến hành đều chuyên nghiệp 100%. Cảnh quay bắt Bảy Xoài cũng do các chiến sĩ đặc nhiệm từng bắt Năm Cam cách đây 10 năm thực hiện. Thậm chí, cả chiếc ôtô đặc chủng, trại giam T17, phòng hỏi cung, bàn ghế v.v… đều là những nơi có thật 100%.
Với tâm huyết của một đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Long Vân cũng muốn mang tính chuyên nghiệp, chiều sâu của môn nghệ thuật thứ 7 vào bộ phim truyền hình này. Vì thế, để có cảnh quay các chiến sĩ đặc nhiệm tập kích khu nhà Bảy Xoài hay cảnh Phượng "Đê" đập phá quán của Bảy Xoài với những tình huống rất hấp dẫn, đoàn phim đã phải đền hàng chục triệu đồng tiền kính, bể cá bị vỡ! Mỗi khi quay xong, thước phim nào chưa ưng ý, đạo diễn Long Vân đều yêu cầu làm lại, nên các chi tiết của ông rất đắt giá.
Góp phần cho thành công của bộ phim là dàn diễn viên tâm huyết và khá nhập vai. Vốn gắn với hàng loạt vai diễn của đạo diễn Long Vân, nghệ sĩ Hai Nhất tiếp tục tạo nên dấu ấn mới cho chính mình qua vai Bảy Xoài bằng lối diễn có chiều sâu, lột tả được một gã giang hồ thâm độc dưới vẻ ngoài một ông chủ lịch thiệp. Mang theo thế mạnh của diễn viên điện ảnh hơn 40 năm qua, Hai Nhất thêm một lần tạo được ấn tượng qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ đậm đặc ngôn ngữ hình ảnh. Anh bày tỏ niềm cảm ơn vì đạo diễn Long Vân đã lại cho anh một vai diễn để đời…
Dẫu là vai diễn đầu tay, nhưng Thu Hà (vai Minh Thư), cũng khiến người xem ngỡ ngàng khi cô diễn viên múa này diễn xuất khá biểu cảm một nữ trinh sát Công an. Để có được điều đó, Thu Hà phải mất nhiều thời gian xâm nhập thực tế, xem các chiến sĩ Công an sinh hoạt, làm việc ra sao, các cô gái vũ trường ăn chơi thế nào, để vào vai cho thật nhuần nhuyễn. Nhờ đó, cô đã thể hiện được sự dũng cảm, mưu trí, quyết đoán của người trinh sát trong công việc và khi vào vũ trường trinh sát, cũng hết sức "sành điệu".
Cảnh Minh Thư về quê và vô tình tham gia bắt cướp, bị "tên cướp" đánh văng xuống đường, khiến Thu Hà bị thương ở chân, phải nằm mấy ngày liền. Đó là chưa kể, cô còn phải chịu vô vàn gian truân, nhọc nhằn trong cảnh quay bắt Bảy Xoài ở một vũng bùn lầy hôi thối vì đầy xác lợn, gà, phân gio… khiến cô bị dị ứng mẩn ngứa nhiều ngày. Nhưng bù lại, được đóng trong bộ phim của một đạo diễn tên tuổi, cũng là một hạnh phúc với Thu Hà.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã tỏ rõ niềm phấn khởi: Có thể nói rằng, đây là bộ phim tuyệt vời. Chúng tôi đã chờ đợi và hoàn toàn hài lòng. Một kịch bản hấp dẫn, lý thú, lại được một đạo diễn giỏi cùng với cố vấn giàu kinh nghiệm và các diễn viên có nghề dàn dựng, đã tạo nên một thành công hiếm thấy ở mảng phim truyền hình, nhất là về hoạt động của lực lượng Công an. Tuy nhiên, chúng tôi băn khoăn khi tại sao, những bộ phim có chất lượng cao như thế này lại bị Đài Truyền hình Việt Nam bỏ qua, dù đã được Hội đồng duyệt phim nhất trí, trong khi, dư luận đang phê phán nhiều về chất lượng phim truyền hình trên VTV hiện nay. Lẽ ra, cần có cái nhìn công bằng, đúng đắn, để tôn vinh những tác phẩm có giá trị, để người xem được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa và người làm phim đủ dũng khí để xây dựng những bộ phim mang tính nghệ thuật.
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước cũng hết sức phấn khởi, khi bên cạnh việc tôn vinh những các chiến sĩ biệt động đã đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, "Những đứa con của biệt động Sài Gòn" đã phản ánh khá chân thật và sinh động phẩm chất, vai trò và những chiến công của lực lượng Công an, khẳng định sự tiếp nối truyền thống, và khái quát được hình tượng người chiến sĩ Công an từ năm 1975 đến nay.
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước đánh giá cao thành công của bộ phim cũng như cố gắng rất lớn của đạo diễn Long Vân, khi ông đã bỏ ra 3 năm và chịu nhiều gian khó để hoàn thành tác phẩm này - điều chỉ những người tâm huyết với điện ảnh, với lực lượng Công an mới làm nổi. Dự kiến, bộ phim sẽ được trình chiếu trên kênh Truyền hình CAND ngay khi kênh truyền hình ra mắt vào cuối năm 2011.
Bảy Xoài là một "bố già" sừng sỏ, tàn nhẫn cùng con trai quản lý nhiều nhà hàng, quán bar ăn nên làm ra ở Sài Gòn. Rồi Phượng "Đê" - một nữ trùm “xã hội đen” nổi tiếng từ ngoài Bắc lần vào tranh chấp với Bảy Xoài. Cũng lúc này, đàn em của Bảy Xoài là Mộc già cũng "tranh chấp" lãnh địa. Bảy Xoài liền bắt tay với Phượng "Đê", để dằn mặt Mộc già bằng một ca axit. Chưa dừng ở đó, chúng tiếp tục gây ra những vụ ân oán giang hồ và lực lượng Công an đã vào cuộc điều tra, để rồi, Bảy Xoài rơi vào tầm ngắm của lực lượng Công an. Trong vai những công tử, tiểu thư "đốt tiền" ở vũ trường, Giang Quân và Minh Thư là 2 trinh sát trẻ đã mưu trí, dũng cảm luồn sâu xác minh, điều tra. Từng bước, họ đã cùng đồng chí đồng đội lần tìm ra đường dây tội ác của Bảy Xoài, Phượng "Đê" và đập tan những âm mưu và tội ác của băng nhóm “xã hội đen"
Theo CAND
Trong thời gian gần đây trên các quầy sách ở Pháp người ta thấy xuất hiện một vài cuốn truyện của văn học Việt Nam như của Nguyễn Tuân, Thạch Lam được dịch ra tiếng Pháp, đề tên dịch giả Nguyễn Đức đã được độc giả đọc bằng tiếng Pháp đón nhận rộng rãi.
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí để trao đổi và lấy ý kiến đánh giá về mô hình quản lý Lễ hội đền Trần (Nam Định).
Lễ hội được tổ chức hằng năm tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Q.9, TP.HCM). Trải dài Công viên Suối Tiên sẽ là “Chợ nổi trái cây” với 70 gian hàng là những chiếc thuyền chở đầy ắp trái cây (có hơn 45 chủng loại, giá rẻ hơn thị trường từ 20 - 40%)…
(HBĐT) - Tối ngày 21/5, tại Cung văn hoá tỉnh, Sở VH - TT&DL tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Ban tổ chức Liên hoan phim Cannes lần 64 đã ra tuyên bố cấm vị đạo diễn nổi tiếng của Đan Mạch Lars von Trier không được đến gần khu vực diễn ra liên hoan trong vòng 100m.
Phim truyền hình hiện nay không những không bán nổi ra nước ngoài mà còn tạo nên một ảnh méo mó, lệch lạc về Việt Nam.