Lịch Đoi của người Mường.

Lịch Đoi của người Mường.

(HBĐT) - Lịch Đoi sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đời của người Mường xưa và là biểu hiện rực rỡ của tư duy Mường - Việt trong nhận thức thế giới, một sự tổng hợp của các sự phân kỳ, phân thời gian trong suốt một năm dựa trên cách tính toán, căn cứ vào sự vận động của mặt trăng, kết hợp với hậu vật. Lịch Mường cần được lưu giữ bởi hiện tại ít người biết xem lịch Đoi, chỉ những thầy mo có tuổi mới có nhận xét chính xác từng ngày trong tháng và từng tháng trong năm.

 

Theo cách tính của người Mường xưa, sao Đoi chuyển dịch nhanh hơn mặt trăng, vị trí giữa sao Đoi và mặt trăng tùy theo các tháng trong một năm, khi sao Đoi vượt qua mặt trăng, người Mường gọi đó là ngày Đoi vào hay ngậm Đoi. Căn cứ vào các ngày Đoi vào và sự chuyển dịch của các ngày đó mà người Mường phân biệt tháng, ngày trong một năm. Người Mường ở Mường Bi có cách tính lịch khác với người Mường ở các nơi khác gọi là cách tính ngày lùi, tháng tới, tháng giêng lịch Mường Bi ứng với tháng 10 của lịch Mường các nơi khác và tháng 10 âm lịch. Theo lịch Đoi, người Mường Bi quan niệm một năm có 12 tháng, trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau mỗi tháng có tên riêng, để tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu cho khởi sự công việc, các tháng đó đều tính sớm lên so với tháng âm lịch của người Việt 4 tháng và bắt đầu một năm mới tính theo lịch của người Mường vào tháng 4 lịch Đoi. Bởi vậy, người Mường ở Mường Bi mới có câu nói khái quát những đặc điểm trong sinh hoạt của dân tộc Mường: cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới.

Hiện nay chủ yếu chỉ có các ông Mo và số số ít người cao tuổi trong các vùng Mường biết xem lịch Đoi.

Lịch Đoi được người Mường xưa đúc kết từ nhiều đời rồi truyền lại cho con cháu sau này, trên đó có vạch khắc những hình tượng trưng cho ngày mưa, ngày bão, ngày hao, ngày lỗ, ngày cá, ngày thú. Lịch Đoi người Mường làm trên 12 thanh tre, có chiều dài mỗi thanh khoảng 20 cm, rộng chừng 3 cm, thể hiện 12 tháng trong năm. Cùng với những vạch khắc trên đó, người Mường xưa đã đúc kết được những ngày, tháng trong một năm theo quy luật tự nhiên; tên trong tháng lịch Đoi Mường có 10 tháng được đặt tên theo hệ số từ 1 đến 10, còn hai tháng còn lại là tháng giêng và tháng chạp đều có tên khác.

Lịch Đoi không thay đổi theo năm, 12 thanh tre được người Mường sử dụng trong suốt cuộc đời, trên đó đục lỗ, cảnh báo những ngày làm ăn thua lỗ hoặc thất bại, tháng nào càng nhiều lỗ càng nên tránh và có những ngày đại lỗ không làm một công việc gì hết. Theo qua niệm của người Mường, 1 tháng của người Mường có từ 29 đến 30 ngày, được khắc dọc sống của thanh tre, lịch được chia làm 3 tuần, mỗi tuần 10 ngày và có tên gọi khác nhau như thượng tuần gọi là ngày kâl, trung tuần gọi là ngày loồng; hạ tuần gọi là ngày cối. như vậy, ngày 11 trong lịch Đoi được gọi là 1 loồng và ngày 21 được gọi là ngày 1 cối, còn ngày mùng 1 gọi là ngày 1 kâl; một năm theo lịch Đoi được chia làm 8 giai đoạn và mỗi giai đoạn có tên gọi khác nhau. Thượng tuần - 10 ngày đầu gọi là ngày kâl, những ngày này người Mường tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới, được vạch khắc cùng chiều với 10 ngày cuối tháng - hạ tuần Hạ tuần là những ngày hết trăng, người Mường thường không làm công việc gì hết trong những ngày này, nếu làm sẽ bị thua lỗ hoặc công việc sẽ không suôn sẻ. Trung tuần - 10 ngày giữa tháng dược vạch khắc ngược sống tre, khác chiều với ngày kâl và ngày hết trăng, được người Mường gọi là ngày loồng - ngày có trăng, nếu sinh vào ngày này trẻ con sáng dạ, thông minh.

Các thầy mo và người Mường vẫn thường chọn và làm mùa vào ngày Kâl tha, tháng một, chạp được coi là công việc làm ăn sẽ thuận lợi, sẽ được mát mẻ, nhẹ nhàng, còn làm nhà vào ngày râl trong tức tháng hai, tháng ba âm lịch sẽ được kín đáo, chắc chắn.

 

                                                                 HBĐT tổng hợp

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục