Tổng thống T.Éc-đô-gan chỉ trích thái độ của Mỹ và phương Tây với âm mưu đảo chính vừa qua. Ảnh: Roi-tơ.

Tổng thống T.Éc-đô-gan chỉ trích thái độ của Mỹ và phương Tây với âm mưu đảo chính vừa qua. Ảnh: Roi-tơ.

Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng không “xuôi chèo mát mái” khi An-ca-ra liên tục cáo buộc Oa-sinh-tơn dính líu đến cuộc đảo chính bất thành hôm 15-7 vừa qua

 

Những cáo buộc nhằm vào CIA và FBI 

Phát biểu trước hàng trăm người ủng hộ tại Dinh Tổng thống ngày 29-7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Éc-đô-gan (Tayyip Erdogan) đã lên tiếng chỉ trích tướng G.Vô-ten (Joseph Votel)-Tư lệnh quân đội Mỹ phụ trách khu vực Trung Đông, cho rằng ông này đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính, sau khi ông G.Vô-ten bày tỏ quan ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một số tướng lĩnh quân đội có thể làm tổn hại tới hợp tác quân sự giữa An-ca-ra và Oa-sinh-tơn. Theo Roi-tơ, Tổng thống T.Éc-đô-gan cũng nhấn mạnh, những người chỉ lo lắng về số phận của những đối tượng ủng hộ đảo chính thay vì nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể là bạn của nước này. Theo ông T.Éc-đô-gan, thái độ của nhiều quốc gia và quan chức phương Tây đối với âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua là “đáng xấu hổ dưới danh nghĩa dân chủ”.

Trước đó, ngày 28-7, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cáo buộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã hỗ trợ đào tạo những thành viên phong trào của Giáo sĩ Hồi giáo P.Gu-len (Fethullah Gulen), người đang sống lưu vọng tại Mỹ và bị An-ca-ra cáo buộc đứng đằng sau âm mưu đảo chính. Cáo buộc nêu rõ: "CIA và FBI đã hỗ trợ đào tạo một số đối tượng trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào của Giáo sĩ P.Gu-len. Mục đích của họ là nhằm làm suy yếu đất nước Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách loại bỏ hoàn toàn chính phủ". Theo hãng tin DPA của Đức, cáo buộc này mặc dù không đưa ra các bằng chứng rõ ràng nhưng lại được hưởng ứng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

"Vì ta cần nhau"

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì quan hệ gần gũi, phối hợp thành công trong hàng loạt vấn đề giữa Oa-sinh-tơn và các chính quyền, cả dân sự và quân sự ở An-ca-ra, do nhiều nhân vật thế tục ủng hộ phương Tây lãnh đạo. Mặc dù vậy, thời gian qua, quan hệ Oa-sinh-tơn - An-ca-ra thường xuyên trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” do Mỹ ủng hộ các nhóm dân quân người Cuốc đóng vai trò tích cực trong cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Xy-ri, trong khi chính quyền của Tổng thống T.Éc-đô-gan ra sức mở các chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng đối lập của người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Oa-sinh-tơn cho rằng, An-ca-ra chưa bao giờ cam kết đầy đủ đối với cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Xy-ri.  

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Mỹ sẽ không muốn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xấu đi, bởi Thổ Nhĩ Kỳ được xem như một mắt xích trọng yếu trong cuộc chiến chống khủng bố khi nước này trở thành điểm trung chuyển của các chiến binh nước ngoài của IS. Thổ Nhĩ Kỳ còn đóng vai trò quan trọng trong giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn Xy-ri. Không những vậy, theo tờ Asia Times, quan hệ Oa-sinh-tơn - An-ca-ra bị rạn nứt sẽ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần hơn với Nga và I-ran. Điều đó cũng đồng nghĩa với “tổn thất lớn về mặt địa-chính trị của Mỹ ở Trung Đông”.

Cũng vì lẽ đó, trong khi khẳng định không liên quan đến cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, tướng G.Vô-ten ngày 29-7 khẳng định, An-ca-ra là một đối tác đặc biệt quan trọng tại khu vực suốt nhiều năm qua. Theo ông G.Vô-ten, Mỹ “trân trọng sự hợp tác được duy trì với Thổ Nhĩ Kỳ và mong đợi quan hệ đối tác của chúng ta trong cuộc chiến chống IS trong tương lai". Phát ngôn viên Nhà Trắng Ê.Scun-dơ (Eric Schultz) cũng khẳng định, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma (Barrack Obama) coi ông T.Éc-đô-gan là "đồng minh thân thiết".

Mặc dù vậy, điều đó cũng không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ không cần Mỹ. Theo tờ Economist, thắt chặt hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống IS đem lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ. IS đã thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố lớn bên trong Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó phải kể đến vụ đánh bom liều chết gây nhiều thương vong tại sân bay Ataturk ở I-xtan-bun hồi tháng 6 vừa qua. Nhiều người quan ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là mục tiêu tấn công trong thời gian tới của IS. Trong khi đó, dù Giáo sĩ Hồi giáo P.Gu-len có thể đe dọa sự ổn định của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không nghiêm trọng đến mức giống như những chiến binh thánh chiến cả trong và ngoài nước này. “Thổ Nhĩ Kỳ đang cần quan hệ hữu nghị với Mỹ hơn bao giờ hết. Thay vào đó, trong một sự hoang tưởng cực đoan hậu đảo chính, ông T. Éc-đô-gan đang đặt toàn bộ mối quan hệ liên minh giữa hai nước vào rủi ro”, tờ Economist nhận định.

                                                                        Theo QĐND

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục