Giới chức quân sự Mỹ, ngày 1-5, cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Washington triển khai trên đất Hàn Quốc đã bắt đầu giai đoạn hoạt động ban đầu và có khả năng đánh chặn tên lửa của Triều Tiên.

Một bộ phận đánh chặn thuộc hệ thống THAAD (góc phải) ở Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc, ngày 26-4. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, theo nguồn tin này, hiện hệ thống mới chỉ ở giai đoạn khởi động sơ bộ và sẽ được nâng cấp để đạt hiệu suất hoạt động toàn diện trong vài tháng tới.

Cũng theo thông tin từ giới chức Mỹ, Hàn Quốc đã thiết lập "biện pháp kiểm soát vùng hạn chế" trong khu vực triển khai THAAD vào ngày 30-4 để kiểm soát vùng trời tại đây. Các công tác chuẩn bị cũng đã được tiến hành để sẵn sàng cho hoạt động ban đầu của THAAD.

Việc triển khai hệ thống này đã gây nhiều tranh cãi ở Hàn Quốc. Ứng cử viên tranh cử Tổng thống Hàn Quốc trong cuộc bầu cử vào ngày 9-5 sắp tới đã kêu gọi trì hoãn việc triển khai THAAD cho đến khi chính quyền mới được thành lập và có khả năng xem xét lại quyết định trên.

Người dân địa phương tại thị trấn Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang đã phản đối quyết liệt việc triển khai hệ thống này tại đây. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng kịch liệt phản đối việc kích hoạt THAAD, cáo buộc hệ thống radar của nó có thể được sử dụng để do thám lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù Washington luôn khẳng định THAAD hoàn toàn nhằm mục đích tự vệ.

Trong khi đó, Mỹ và đồng minh Hàn Quốc cũng đang gặp bất đồng liên quan đến chi phí cho hoạt động của hệ thống THAAD. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước tuyên bố muốn phía Hàn Quốc cùng chi trả cho hệ thống trị giá hàng tỷ USD này và đã thông báo với Seoul về vấn đề trên. Đổi lại, chính quyền Hàn Quốc cũng nêu rõ, Washington đã khẳng định sẽ gánh vác chi phí của THAAD và Seoul không có nghĩa vụ tài chính.

Ngoài hệ thống THAAD, Hàn Quốc cũng đang vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3, trong khi Nhật Bản đang nâng cấp hệ thống phòng thủ PAC-3 của mình và nghiên cứu triển khai một hệ thống phòng thủ bờ biển lắp đặt trên các tàu chiến Nhật dựa trên hệ thống tên lửa Aegis.

Mỹ hiện đang triển khai sáu hệ thống THAAD trên toàn thế giới với nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối của hành trình bay ngay trong hoặc bên ngoài khí quyển trái đất.

 

                                                                         TheoNhandan

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục