Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 5-2, Tổng thống Man-đi-vơ A.Y-a-min đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày, ra lệnh các lực lượng an ninh bắt giữ cựu Tổng thống A.Gay-um, Chánh án Tòa án Tối cao A.Xa-ít và thẩm phán của tòa A.Ha-mít. Tổng thống A.Y-a-min cam kết bảo đảm an toàn cho tất cả người dân Man-đi-vơ và cộng đồng quốc tế sinh sống cũng như tới thăm nước này. Tình trạng khẩn cấp sẽ không ảnh hưởng đến du khách tới quần đảo ở Ấn Ðộ Dương này.


* Cùng ngày, các lực lượng an ninh Man-đi-vơ đã bắt giữ cựu Tổng thống A.Gay-um cùng con rể tại nhà riêng ở thủ đô Ma-lê với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền. Cảnh sát cũng cho biết đã bắt giữ Chánh án A.Xa-ít và Thẩm phán A.Ha-mít để phục vụ điều tra. Thông tin chi tiết về các cáo buộc liên quan hai thẩm phán này chưa được công bố.

* Man-đi-vơ đang đối mặt cuộc khủng hoảng chính trị sau khi Tòa án Tối cao hôm 1-2 vừa qua ra phán quyết về việc thả các thủ lĩnh chính trị đối lập, trong đó có cựu Tổng thống M.Na-sít và cựu Phó Tổng thống A.A-đíp. Tòa án này cho rằng các cựu quan chức này cần phải được thả cho đến khi có thể tiến hành các phiên tòa xét xử công bằng. Ngoài ra, Tòa án Tối cao cũng ra phán quyết yêu cầu chính phủ khôi phục 12 ghế nghị sĩ bị cách chức do rời khỏi đảng của Tổng thống A.Y-a-min. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống A.Y-a-min đã từ chối tuân thủ phán quyết trên.


Cảnh sát Man-đi-vơ bắt giữ một người biểu tình ở thủ đô Ma-lê.

* Ngày 4-2, Bộ trưởng Tư pháp Man-đi-vơ yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật không tuân thủ bất cứ mệnh lệnh nào vi phạm Hiến pháp nước này sau khi có thông tin cho rằng Tòa án Tối cao có thể buộc tội Tổng thống A.Y-a-min. Theo Hiến pháp Man-đi-vơ, việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải được trình lên Quốc hội thông qua. Trong trường hợp nảy sinh bất đồng, Tòa án Tối cao sẽ có quyền ra phán quyết. Tuy nhiên, với việc hoạt động của tòa án đang bị tạm ngừng, hiện chưa rõ điều gì có thể xảy ra.

* Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã đưa ra phản ứng về những động thái kể trên ở Man-đi-vơ. Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự thất vọng trước việc Man-đi-vơ áp đặt tình trạng khẩn cấp, cũng như việc Tổng thống A.Y-a-min, quân đội và cảnh sát không tuân thủ phán quyết của Tòa án Tối cao. Trong khi đó, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng ra tuyên bố đề nghị Chính phủ Man-đi-vơ và quân đội tuân thủ nguyên tắc luật pháp. Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng tình trạng khẩn cấp không thể mở đường cho việc đàn áp. Trung Quốc, Mỹ và Ấn Ðộ cũng đưa ra cảnh báo người dân xem xét lại kế hoạch du lịch đến Man-đi-vơ.


Theo Nhandan

Các tin khác


Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục