Trong một cuộc phỏng vấn với báo Focus, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cảnh báo tên lửa tầm trung của Trung Quốc có thể vươn tới lãnh thổ Nga.


Thông tin trên do đài Sputnik dẫn lại ngày 4-3.

Trước quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái này.

Khi được hỏi liệu có cứu vãn được INF cũng như khả năng Trung Quốc tham gia hay không, Bộ trưởng von der Leyen cho rằng Moscow có thể quan tâm đến sự liên quan của Bắc Kinh. Trong đó, bà nói rằng tên lửa tầm trung của Trung Quốc có thể là một mối đe dọa đối với Nga trong bối cảnh tên lửa Nga có thể đe dọa châu Âu.

Các quan chức Berlin lo ngại về việc INF sụp đổ. Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Peter Altmaier không loại trừ một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Mỹ và Nga.


Một vụ thử tên lửa của Trung Quốc.

BáoFrankfurter Allgemeinecũng dẫn lời các thành viên của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Roderich Kiesewetter và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Rolf Mutzenich lưu ý tên lửa mới của Nga - 9M729 - nên được chuyển tới phía bên kia của dãy núi Ural để nó không thể vươn tới châu Âu.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết vào tháng 12 năm ngoái rằng Berlin sẽ phản đối việc triển khai tên lửa tầm trung mới ở châu Âu nếu INF sụp đổ.

Vào ngày 2-2, Mỹ tuyên bốđình chỉ các nghĩa vụ đối với INF, cho Nga thời hạn 6 tháng để tuân thủ hiệp ước, nếu không sẽ rút khỏi INF hoàn toàn. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề nghị Nga phá hủy tên lửa 9M729 cùng bệ phóng.

Ngày hôm sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moscow cũng đình chỉ các nghĩa vụ đối với INF để trả đũa.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối về việc Mỹ rút khỏi INF, đồng thời kêu gọi Washington và Moscow tham gia đối thoại mang tính xây dựng.

Mỹ cáo buộc Nga thử nghiệm tên lửa 9M729 ở phạm vi bị cấm theo INF nhưng Moscow phủ nhận. Về phần mình, Tổng thống Putin nói Mỹ đã vi phạm hiệp ước bằng cách triển khai các bệ phóng MK41 có thể sử dụng với tên lửa Tomahawk ở châu Âu.

Điện Kremlin ngày 4-3 xác nhậnTổng thống Putinđã ký sắc lệnh đình chỉ các nghĩa vụ của Nga đối với INF.


Theo Nguoilaodong

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục