Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới, còn gọi là START-3, "là hiệp ước có thiếu sót và lỗi thời", có thể bị hủy bỏ khi hết hạn vào năm 2021 để thay thế bằng một hiệp ước mới.


Mỹ và Nga vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trên nhiều vấn đề. (Nguồn: Moneycontrol)

Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START) mới, còn gọi là START-3, "là hiệp ước có thiếu sót và lỗi thời", có thể bị hủy bỏ khi hết hạn vào năm 2021 để thay thế bằng một hiệp ước mới. Đại sứ Mỹ tại Nga, người vừa xin từ chức hồi đầu tháng này, ông Jon Huntsman ngày 14/8 đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Tiếng vọng Moskva (Nga).

Theo ông Huntsman, START-3 không đề cập tới các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng như vũ khí phi hạt nhân mới do hiệp ước này được Mỹ và Nga ký vào năm 2010, trước thời điểm thế giới xuất hiện các cuộc chiến tranh mạng, tên lửa siêu vượt âm và bệ phóng hạt nhân dưới biển...Quan chức Mỹ nêu rõ: "một số người muốn gia hạn START-3, số khác muốn thay thế bằng một hiệp ước mới. Tôi không chắc hiệp ước này sẽ đi đến đâu."

Tuy nhiên, ông cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ một hiệp ước phù hợp với kỷ nguyên hiện đại
Hiện Mỹ chưa có quyết định chính thức về vấn đề gia hạn START-3, sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, có khả năng hiệp ước này sẽ không được gia hạn.

Theo ông Bolton, hiệp ước trên không bao gồm các vũ khí hạt nhân chiến lược tầm ngắn hay hệ thống phóng mới của Nga, bởi vậy cần tập trung vào điều gì "tốt hơn," thay vì gia hạn một thỏa thuận chưa hoàn thiện. Ông cũng tuyên bố Washington muốn đàm phán về kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc.

START-3 được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí tấn công chiến lược của mình để sau 7 năm kể từ ngày hiệp ước có hiệu lực, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo gắn trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai và chưa được triển khai.

Hiệp ước cũng bắt buộc Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm. Nga coi START mới là "hòn đá tảng đối với an ninh thế giới," song Washington nhiều lần đề cập khả năng không gia hạn hiệp ước này./.

 

        Theo TTXVN

Các tin khác


Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục