Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngày 24-8, Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khai mạc tại thành phố Bi-a-rít, tây-nam nước Pháp. Trong bữa ăn tối làm việc kéo dài gần ba giờ tại Bi-a-rít, các nhà lãnh đạo G7 trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề, trong đó có hạt nhân I-ran, đưa Nga trở lại nhóm, cháy rừng A-ma-dôn...


Về vấn đề hạt nhân I-ran, các nhà lãnh đạo G7 chia sẻ quan điểm chung rằng I-ran không nên sở hữu vũ khí hạt nhân, tuy nhiên vẫn còn bất đồng trong cách tiếp cận để tìm ra một giải pháp cho vấn đề này. Các lãnh đạo G7 lo ngại chiến lược của Tổng thống Mỹ Đ.Trăm thay đổi các thỏa thuận quốc tế phục vụ cho các lợi ích Mỹ trước tiên, nhất là việc ông đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân I-ran, làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông.


Tổng thống Mỹ Đ.Trăm (bên trái) và Tổng thống Pháp E.Ma-crông tại cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao G7.

 

Cũng tại bữa tối làm việc, các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về khả năng Nga trở lại nhóm. Mặc dù Tổng thống Mỹ Đ.Trăm kêu gọi G7 tái thu nạp Nga, tuy nhiên các thành viên khác hiện vẫn phản đối. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng nhất trí cần tăng cường hỗ trợ nhằm dập tắt đám cháy rừng hiện nay tại rừng nhiệt đới A-ma-dôn ở Bra-xin.

★ Liên quan vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Tổng thống Đ.Trăm bày tỏ hy vọng có thể gặp lại nhà lãnh đạo Kim Châng Ưn để thúc đẩy cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa, bất chấp Bình Nhưỡng liên tiếp phóng thử tên lửa tầm ngắn trong một tháng qua. Nhận định về bữa tối làm việc, Tổng thống Đ.Trăm bình luận trên Twitter cho biết, cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra "rất tốt đẹp”, và "sẽ đạt được tiến bộ”.

★ Ngày 24-8, tại hội đàm bên lề Hội nghị cấp cao G7, Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê cho biết, các lãnh đạo Ca-na-đa, Pháp và Đức đã nhất trí hợp tác với Nhật Bản trong các nỗ lực nhằm giải quyết một số vấn đề, trong đó có phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Sự nhất trí đạt được vài giờ sau khi Bình Nhưỡng tiếp tục phóng thử vũ khí mà Triều Tiên gọi là hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng "cực lớn”.

★ Cùng ngày, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) H.Pho kêu gọi các nhà lãnh đạo dự Hội nghị cấp cao G7 thảo luận các biện pháp nhằm bảo vệ và bảo đảm đời sống cho trẻ em tại Xy-ri, trong bối cảnh cuộc chiến tại nước này đã bước sang năm thứ chín. Bà H.Pho cho biết, kể từ đầu năm 2019, tại Xy-ri, có hơn 400 trẻ em chết hoặc bị thương, khoảng 170 em bị biến thành các tay súng thánh chiến. Bà Pho nhấn mạnh, UNICEF kêu gọi các bên xung đột và những người có ảnh hưởng, bao gồm các lãnh đạo G7, hãy bảo vệ trẻ em ở Xy-ri, để các em được an toàn, được thực hiện quyền cơ bản của mình.

 


Theo Nhandan

Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục