Những người đã từng du lịch tới thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi đang là tâm dịch bệnh do virus corona gây ra, được yêu cầu ở nhà theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày cho dù họ không có dấu hiệu mắc bệnh viêm phổi lạ.



Nhân viên y tế từ thành phố Thượng Hải tham dự khóa đào tạo về dịch bệnh phổi do virus corona mới gây ra tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 25/1. Ảnh:THX/TTXVN
Theo Tân hoa xã ngày 26/1, một văn kiện chính thức của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố ngày 24/1 đã yêu cầu sở y tế các thành phố ban hành khuyến cáo đối với những người từng du lịch tới Vũ Hán, yêu cầu họ thông báo tình hình sức khỏe cho các cơ sở y tế cộng đồng và ở nhà để theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Văn kiện cũng yêu cầu các sở y tế thành phố nỗ lực huy động sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương các cấp trong hoạt động theo dõi tình hình sức khỏe người dân.

Trong một tuyên bố trước đó, giới chức hải quan và y tế Trung Quốc đã yêu cầu khách du lịch trong và ngoài nước thông báo về tình hình sức khỏe của mình tại các trạm hải quan nhằm kiểm soát sự lây lan xuyên biên giới của virus corona.

Từ ngày 23/1, chính quyền thành phố Vũ Hán thông báo tạm thời dừng các hoạt động vận tải công cộng, đóng cửa sân bay và các ga tàu, đồng thời yêu cầu người dân thành phố không rời đi mà không có lý do cụ thể nhằm kiểm soát dịch bệnh viêm phổi do virus corona gây ra

Theo thông báo, các chuyến xe buýt trong thành phố, dịch vụ tàu điện ngầm, dịch vụ phà hay các chuyến tàu chạy đường dài, cũng như các chuyến bay và chuyến tàu, sẽ tạm dừng hoạt động phục vụ hành khách từ 10 giờ sáng 23/1 (giờ địa phương) cho tới thông báo tiếp theo. Thông báo của chính quyền thành phố Vũ Hán khẳng định biện pháp này nhằm "ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus, cũng như bảo đảm sức khỏe và sự an toàn của người dân”.

Cùng ngày, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GAC) cho biết các mặt hàng viện trợ từ nước ngoài nhằm hỗ trợ Bắc Kinh trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi lạ do virus corona mới gây ra, sẽ được thông quan nhanh tại các cửa khẩu của nước này.

Trong một tuyên bố, GAC nhấn mạnh sẽ dốc toàn lực để đảm bảo thông quan nhanh đối với thuốc nhập khẩu, các sản phẩm tẩy trùng, thiết bị bảo hộ và thiết bị y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới. GAC cũng mở ra các cửa dịch vụ đặc biệt tại các trạm hải quan để thúc đẩy tiến trình thông quan nhanh các thiết bị y tế được nước ngoài gửi tới.     

Tính đến cuối ngày 25/1, virus corona mới đã khiến ít nhất 56 người tử vong và gần 2.000 người bị mắc bệnh tại Trung Quốc.Virus corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc hồi cuối năm ngoái và đã lây lan sang các thành phố khác của nước này trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải. Chủng virus này hiện cũng đã lan sang các nước khác như Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Pháp...


                             Theo TTXVN

Các tin khác


Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác

Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.

Mỹ khẳng định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga

Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.

Các công ty phương Tây không dễ rời Nga, một số lặng lẽ ở lại

Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.

Lở tuyết ở Pakistan làm 11 người thiệt mạng

Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.

Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp

Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.

EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục